5. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Vai trò của rừng trong phát triển kinh tế
Có thể nhận thấy đóng góp của rừng trong cơ cấu kinh tế ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên là khá lớn. Với khoảng 33.540 ha đất lâm nghiệp nên huyện Định Hóa là địa phương có tiềm năng về phát triển kinh tế từ rừng nhất là các cây lấy gỗ (như keo, bạch đàn, quế), chè, các con vật nuôi như gà, trâu, bò, dê trên diện tích đất rừng tại địa phương. Xác định được các lợi thế này và xu hướng phát triển kinh tế từ rừng chung trên cả nước thì chính quyền địa phương dưới sự chỉ đạo của các cấp ban ngành tỉnh và trung ương đã triển khai rất nhiều chính sách cho công tác phát triển kinh tế ở địa phương. Qua đó, sự đóng góp của rừng đối với kinh tế hộ gia đình ở huyện Định Hóa ngày càng tăng về số lượng lẫn giá trị. Sự chuyển dịch cơ cấu trong sử dụng đất một phần cho thấy kinh tế rừng đang được đầu tư mở rộng tại địa phương.
Theo số liệu tại Phòng Tài Nguyên Môi trường huyện Định Hóa thì từ năm 2010 đến năm 2012 các con số thống kê cho thấy tỷ lệ đất rừng ngày càng chiếm nhiều hơn so với các loại đất khác trên địa bàn và theo thời gian thì tỷ lệ này cũng tăng cao so với tổng diện tích đất tự nhiên tại địa bàn huyện Định Hóa. Cụ thể lần lượt năm 2010 thì tỷ lệ chiếm 63,88 % diện tích, sang năm 2011 là 64,02 %, tỷ lệ diện tích đất lâm nghiệp trên tổng diện tích tự
nhiên năm 2011 tăng 0,2% so với năm 2010. Năm 2012 tỷ lệ đất lâm nghiệp là 64,02%, tỷ lệ diện tích đất lâm nghiệp trên tổng diện tích tự nhiên năm 2012 tăng 0,23% so với năm 2011. Tỷ lệ diện tích các loại đất rừng trong tổng diện tích đất lâm nghiệp thể hiện cụ thể ở bảng 3.2 đó là ra một phần diện tích đất bỏ hoang hóa đã được người dân xin vốn hỗ trợ của nhà nước và tự bỏ vốn ra để trồng rừng.
Nhìn chung diện tích đất rừng ngày càng được tăng lên trên tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, và các diện tích khác như đất nông nghiệp, đất chuyên dùng có tăng nhưng không đáng kể. Việc đưa diện tích đất chưa sử dụng sang trồng rừng cho chúng ta thấy rằng nhu cầu trồng rừng tại huyện đang tăng cao, sự phụ thuộc vào các ngành kinh tế khác đang giảm sự thu hút đầu tư của người dân, sự phụ thuộc của kinh tế - xã hội ở địa phương ngày càng lớn vào rừng tăng theo tỷ lệ diện tích rừng được trồng mới.
Bảng 3.2: Diện tích các loại đất trên địa bàn huyện Định Hóa
(ĐVT: ha)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm
2012 So sánh (%) 2011/2010 2012/2011 ĐẤT TỰ NHIÊN 52.272 5 2.272 52.272 100 100 1. Đất Nông nghiệp 10.654 10.652 10.638 99,98 99,87 2. Đất Lâm nghiệp 33.395 33.462 33.540 100,20 100,23 Đất rừng sản xuất 17.617 17.684 17.762 100,38 100,44 Đất rừng đặc dụng 8.728 8.728 8.728 100 100 Đất rừng phòng hộ 7.050 7.050 7.050 100 100 Tỷ lệ đất rừng 63,88 64,02 64,16 3. Đất ở 1.741 1.743 1.798 100,11 100,32 4. Đất nuôi trồng thủy sản 1.134 1.141 1.144 100,62 100,26 5. Đất chuyên dùng 1.671 1.687 1.972 100,95 116,89 6. Đất chƣa sử dụng 3.677 3.587 3.180 97,55 88,65
Về khối lượng các sản phẩm lâm nghiệp hiện tại cũng đang ngày càng tăng, tương ứng là tăng về giá trị. Nếu áp dụng giá hỗ trợ theo quyết định số 66/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ (một số sản phẩm không có giá cụ thể thì áp dụng giá trung bình tại các địa phương) thì sản phẩm lâm nghiệp có thu nhập chủ yếu của huyện Định Hóa được tính theo bảng 3.3.
Bảng 3.3: Sản phẩm lâm nghiệp chủ yếu trên địa bàn huyện năm 2012
Loại sản phẩm Đơn vị tính Số lƣợng Đơn giá (1000đ) Thành tiền (1000đ) I. Sản phẩm lâm nghiệp
1. Trồng rừng sản xuất mới tập trung ha 563,05 3.000 1.689.150 2. Trồng mới rừng phòng hộ đặc dụng ha 100,1 10.000 1.001.000
3. Trồng cây phân tán 1000 cây 100 2.250 200.250
4. Chăm sóc rừng đặc dụng, phòng hộ
năm thứ 2 ha 193,05 2.500 482.625
5. Nhận khoán quản lý bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng phòng hộ, rừng đặc dụng
ha 3.900 200 780.000
6. Gỗ tròn khai thác m3 12.896 1.700 21.923.200
7. Củi khai thác Ste 80.000 108 8.640.000
8. Tre, nứa, luồng khai thác 1000 cây 4.100 7,5 30.750.000
Tổng 65.466.225
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Định Hóa năm 2012)
Qua bảng 3.3 cho thấy, trong năm 2012, riêng các sản phẩm thống kê được thì thu nhập của người dân trên địa bàn huyện Định Hóa từ việc tham gia các dự án phát triển rừng và khai thác diện tích rừng trồng đã đến độ tuổi khai thác lên đến hơn 65 tỷ đồng. Tuy nhiên thực tế trên địa bàn toàn huyện còn có rất nhiều sản phẩm khác từ rừng mà các cơ quan nhà nước không thống kê được hoặc chưa được thống kê như các động vật rừng, các lâm sản ngoài gỗ khác (như măng tre, các loài cây làm dược liệu...). Theo bảng 3.1 tổng giá trị các ngành kinh tế chính địa phương (nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ) đạt 1.259.366 triệu đồng, cho thấy giá trị các sản phẩm lâm nghiệp chiếm 5,198% giá trị kinh tế của huyện Định Hóa trong năm 2012.