Vai trò trong tạo việc làm cho người lao động

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của rừng đối với phát triển kinh tế hộ ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (Trang 64 - 66)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2.Vai trò trong tạo việc làm cho người lao động

Một mặt trong việc phát triển kinh tế của địa phương rừng đã tạo ra rất nhiều việc làm, thu hút nhiều lao động vào làm việc trực tiếp như trong các dự án trồng rừng, khai thác rừng hoặc gián tiếp qua các công việc chế biến thủ công hoặc trong các xưởng chế biến các sản phẩm lâm sản như bàn ghế, tủ, giường, sản phẩm thủ công mỹ nghệ hay các xưởng bóc, băm. Hiện tại chưa có số liệu thống kê nào cho biết số lượng lao động trong dân tham gia vào các lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm lâm sản trong toàn huyện, do đặc tính của người dân là tiểu thủ công nghiệp, sản xuất kiểu gia đình. Vì thế chỉ thống kê được số lao động làm việc trong các nhà máy, các cơ sở đăng ký kinh doanh tại địa phương liên quan đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm lâm sản. Theo bảng 3.4 cho thấy số lao động này trong các năm từ 2010 đến 2012 có sự biến động lên xuống không theo quy luật, với 614 người lao động trong công nghiệp chế biến lâm sản trong huyện chiếm 1,17% số người trong độ tuổi lao động toàn huyện và chiếm 43,7% tổng lao động trong công nghiệp chế biến cho thấy lao động trong lĩnh vực chế biến lâm sản thu hút một lượng không nhỏ lao động địa phương.

Bảng 3.4: Tỷ trọng lao động trong công nghiệp chế biến lâm sản so với lao động trong các ngành công nghiệp chế biến huyện Định Hóa

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh (%) 2011/2010 So sánh (%) 2012/2011 Tổng lao động 51.155 51.934 52.512 101,52 101,11 Tổng lao động trong

công nghiệp chế biến 1.192 1.224 1.404 102,68 114,71 Lao động trong công

nghiệp chế biến lâm sản 512 535 614 104,49 114,76

LĐCB lâm sản/LĐCN

chế biến (%) 43 43,7 43,7

LĐCB lâm sản/ Tổng

LĐ (%) 1 1,03 1,17

Trong toàn huyện, số lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 85,9% nguồn nhân lực. Riêng lao động trong lâm nghiệp (trực tiếp và gián tiếp) là 6.089 lao động chiếm 11,6% tổng số lao động trong toàn huyện (bảng 3.5). Tỷ lệ này là cao vì ngành lâm nghiệp của huyện Định Hóa chỉ mới được đầu tư hơn hai thập kỷ trở lại đây (tính từ dự án 327 -

1993). Với việc thu hút một lượng không nhỏ người dân địa phương tham gia vào lĩnh vực lâm nghiệp, lâm nghiệp đã và đang đóng góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế của địa phương, ổn định xã hội giữ vững an ninh.

Bảng 3.5: Nhân khẩu và lao động của huyện Định Hóa năm 2012 Chỉ tiêu

Số hộ Nhân khẩu Lao động

SL (Hộ) Tỷ lệ (%) SL (khẩu) Tỷ lệ (%) SL (lao động) Tỷ lệ (%) Toàn huyện 25.005 100,0 87.520 100,0 52.512 100,0

1. Chia theo khu vực:

- Khu vực Thị trấn 1.821 7,3 6.017 6,9 3.756 7,2

- Nông thôn 23.184 92,7 81.503 93,1 48.756 92,8

2. Chia theo ngành:

- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 19.238 76,9 78.124 89,3 45.101 85,9

Riêng lâm nghiệp 3.615 14,5 13.578 15,5 6.089 11,6

- Công nghiệp, xây dựng 728 2,9 2.814 3,2 1.595 3,0

- Thương nghiệp, dịch vụ 5.039 20,2 6.582 7,5 5.816 11,1

(Nguồn: Tổng hợp niên giám thống kê huyện Định Hóa năm 2012 )

Các phân tích trên cho thấy rằng vai trò của rừng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương là rất quan trọng và ngày càng đóng vai trò không thể thiếu trong việc phát triển kinh tế tại địa phương. Lâm nghiệp thu hút một lượng lớn lao động, tạo ra hàng ngàn công ăn việc làm, đem lại thu nhập cho kinh tế địa phương hàng tỷ đồng và một khoản ngân sách cho tái đầu tư. Tuy vậy để có được sự phát triển kinh tế một cách bền vững, có giá trị cao cần phải có nhiều biện pháp và đòi hỏi cần có sự phối hợp các cấp ban ngành và cả những người dân ở tại địa phương trong một thời gian dài sắp tới.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của rừng đối với phát triển kinh tế hộ ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (Trang 64 - 66)