5. Kết cấu của luận văn
3.3.5. Phong tục tập quán, trình độ học vấn chuyên môn, khoa học kỹ thuật của hộ
của hộ gia đình, khả năng tiếp cận thông tin của hộ gia đình
Hiện nay tại địa bàn huyện Định Hóa có rất nhiều dân tộc sinh sống Tày, Nùng, Kinh, Hoa, dân tộc Sán Dìu, Dao họ có thói quen và gắn bó lợi ích với rừng từ ngàn đời nay, từ đó tác ngành nghề của địa phương liên quan đến rừng cũng được người dân quan tâm phát triển như nghề làm mộc.
Từ lâu đời trồng trọt là nghề chính của các hộ dân vùng núi nói chung và huyện Định Hóa nói riêng. Cây trồng gồm có cây lương thực lúa nước, lúa nương, ngô là chủ yếu. Chúng được trồng tại các vùng đất bằng, vùng đồi, núi thấp, đất có nhiều dinh dưỡng cho cây trồng và thuận lợi cho tưới tiêu vì có nhiều suối nước ngọt. Cây thực phẩm như rau, đậu các loại, bầu bí, cây ăn quả, cây công nghiệp và trồng trên các vùng đất khác nhau, theo phương thức canh tác khác nhau, trong đó các vùng chân núi, chân đồi và các đồi núi thấp là lựa chọn của người dân ở đây. Với sự phát triển và giao lưu văn hóa các vùng miền, cùng với nhu cầu của thị trường thì người dân đã nhập và trồng các loại cây có giá trị kinh tế như keo, Bạch đàn, Quế, Kháo, Muồng đen, Lát hoa, Mỡ để cung cấp cho các nhà máy chế biến gỗ hay lâm sản lân cận hoặc xuất khẩu.
Chăn nuôi là một bộ phận trong hoạt động kinh tế của các hộ ở huyện Định Hóa. Các hộ gia đình nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản. Đàn gia súc của đồng bào gồm có trâu, bò, dê, lợn, chó, mèo, trong đó trâu bò được nuôi nhiều hơn các con vật khác để làm sức kéo trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và các dịch vụ khác. Mỗi gia đình thường nuôi từ 2- 5 con trâu hoặc bò. Phương thức nuôi chủ yếu là chăn, thả ở rừng, sáng thả, tối lùa về chuồng. Chuồng trâu, bò được làm dưới sàn nhà hoặc trong khuôn viên nhà ở vì vậy mà các sản phẩm từ chăn nuôi chỉ mang tính gia đình chưa phát triển thành vùng chăn nuôi hàng hóa.
Về các nghề thủ công: Các ngành nghề thủ công đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, bởi vì nó đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của cuộc sống, con người vẫn ưa thích dùng các vật dụng làm từ nguyên liệu là các lâm sản. Các nghề thủ công của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng: Nghề dệt, nghề rèn, nghề đan lát (tre, mây) nghề thợ mộc chế tác các sản phẩm từ gỗ cũng được người dân phát triển. Trong cuộc sống hàng ngày của các hộ gia đình ở đây có rất nhiều các sản phẩm làm từ nguyên liệu từ rừng như bàn, ghế, giường tủ sản phẩm đan lát dùng để phơi và chứa thóc, ngô, đậu, dùng làm lồng gà, vịt, rọ lợn, đan sọt, làm dụng cụ chứa các đồ vật để vận chuyển. Ngoài ra còn một số nghề khác như hái lượm, săn bắt và trao đổi hàng hóa. Với nhu cầu sử dụng hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng lớn nhất là các vùng dân cư kinh tế khá giả (dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường, không ảnh hưởng đến sức khỏe) thì nghề thủ công mỹ nghệ không chỉ dùng cho các hoạt động thường ngày nữa mà nó còn dùng để buôn bán đem lại giá trị kinh tế.
Về trình độ học vấn chuyên môn, khoa học kỹ thuật của hộ gia đình, khả năng tiếp cận thông tin của hộ gia đình trong việc phát triển kinh tế rừng trước đây thường mang tính tự tìm hiểu, kinh nghiệm người trước chỉ người sau. Nhưng hiện nay kèm theo các dự án trồng rừng và phát triển kinh tế rừng thì đã có các chuyên gia, các kỹ sư đến hướng dẫn các khâu về khoa học, kỹ thuật trong phát triển kinh tế lâm nghiệp ở đây. Cùng với nó là sự phổ biến các thông tin về chăn nuôi trồng trọt như chương trình bạn của nhà nông, chương trình khuyến nông trên các phương tiện truyền thông như tivi báo đài phát thanh thì việc tiếp cận với các thông tin cần thiết ngày càng dễ dàng.
Tuy Định Hóa còn là một vùng kém phát triển so với kinh tế của tỉnh, nhưng với những sự đổi mới như tự bỏ kinh phí đầu tư của các cá nhân, tổ chức cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước đã làm cho kinh tế từ rừng ngày càng phát triển ở địa phương. Từ đó vai trò của rừng ngày càng được củng cố trong sự phát triển kinh tế hộ gia đình ở đây.