Tổ chức sản xuất và khuyến khích hộ nông dân đầu tư, tăng thu

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của rừng đối với phát triển kinh tế hộ ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (Trang 95 - 96)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.2. Tổ chức sản xuất và khuyến khích hộ nông dân đầu tư, tăng thu

nhập từ rừng

Phát huy các mô hình kinh tế hộ gia đình hiện tại như làm tiểu thủ công nghiệp, đóng mộc, mây tre đan, chạm khắc gỗ và có thể xem xét phát triển các nghề tiềm năng như tăm tre, măng bát độ, thảm cói vì địa phương có nguồn nguyên liệu dồi dào và nhân công sẵn có, ngoài ra còn có thể phát triển ngành thủ công mỹ nghệ, đan lát, chế tác đồ gỗ, quà lưu niệm, dịch vụ du lịch sinh thái từ rừng phục vụ nhu cầu khách du lịch đến địa phương.

Người dân, các doanh nghiệp tự bỏ vốn, vay vốn để đầu tư xây dựng các cơ sở kinh doanh chế biến lâm sản vừa và nhỏ, tinh chế sản phẩm nhằm nâng cao giá trị sản phẩm từ rừng thay vì bán nguyên liệu thô như hiện nay từ đó giúp cho quá trình tiêu thụ sản phẩm được nhanh chóng, các nhà sản xuất thành phẩm tiếp cận được với nguyên liệu dễ dàng sẽ làm giảm chi phí, tăng thu nhập cho người dân, thu hút người lao động và các nhà đầu tư sâu vào ngành lâm nghiệp địa phương.

Mở rộng quy mô chăn nuôi các loài thú rừng (trong diện cho phép) được cho sinh sản nhân tạo phục vụ cho tiêu dùng thương phẩm lấy thịt, dược phẩm có giá trị kinh tế cao đem lại thu nhập cho các hộ gia đình.

Các hộ dân, tổ chức xã hội cần chủ động liên hệ với các cấp chính quyền địa phương tham gia nhận khoán bảo vệ và trồng rừng theo dự án của nhà nước, từ đó mang lại các nguồn thu nhập cho hộ gia đình, nhất là các hộ gia đình có lực lượng lao động dồi dào mà không có rừng canh tác hoặc rừng sản xuất đang trong giai đoạn phát triển, cần ít nhân lực chăm sóc.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của rừng đối với phát triển kinh tế hộ ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (Trang 95 - 96)