Yếu tố về nguồn lực đầu tư

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của rừng đối với phát triển kinh tế hộ ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (Trang 34 - 36)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.3.2.Yếu tố về nguồn lực đầu tư

Tài chính thiếu hụt và không ổn định thực tế đã gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý, bảo tồn rừng trong bối cảnh sức ép của hoạt động phá rừng trái phép ngày càng gia tăng.

Tuy nhiên gần đây Chính phủ Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực trong chính sách và cả thực hiện các giải pháp trong vấn đề bảo vệ rừng nhất là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ và các khu bảo tồn. Như “Quyết định 57/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 9/01/2012, tổng vốn đầu tư và vốn sự nghiệp từ ngân sách nhà nước cho chính sách này khoảng 14.067 tỷ đồng, chiếm 28,5% (bảng 1.2). Trong chính sách này các Ban quản lý rừng tăng tính chủ động hơn, gắn trách nhiệm của người sử dụng lợi ích với việc đầu tư phát triển và bảo vệ rừng, giảm biên chế Nhà nước, huy động các thành phần kinh tế đầu tư bảo vệ phát triển rừng và khuyến khích vai trò của cộng đồng.

Bảng 1.2: Nguồn vốn trong bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020 (ĐVT: Tỷ đồng) Nguồn vốn Dự kiến Tỷ lệ (%) Vốn ngân sách nhà nước 14.067 28,5 Vốn ngoài ngân sách 35.250 71,5 Tổng 49.317 100 (Nguồn: Quyết định 57/QĐ-TTg)

Theo quyết định này thì các cấp ban ngành liên quan sẽ tiến hành lồng ghép kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chương trình, dự án khác trên cùng địa bàn để nâng cao hiệu quả tổng hợp về kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, quốc phòng. Vốn sự nghiệp kinh tế của Nhà nước bảo đảm cho việc khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh, theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp, các chi phí sự nghiệp khác theo quy định hiện hành.

Huy động tối đa nguồn lực của các thành phần kinh tế trong nước, vận động sự hỗ trợ vốn cho kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng (vốn ODA) từ các tổ chức quốc tế.

Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác, bao gồm nguồn thu từ chi trả dịch vụ môi trường rừng, thuế tài nguyên rừng …

Song song với việc huy động các nguồn lực tài chính trong nước thì việc phát triển rừng ở nước ta còn thu hút hỗ trợ của các tổ chức, các quốc gia trong vấn đề biến đổi khí hậu, theo đó các nguồn vốn ODA đầu tư cho ngành Lâm nghiệp tăng mạnh về quy mô và mức độ đến các hạng mục đầu tư. Chỉ tính riêng trong năm 2012, số lượng dự án ODA được Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp tiếp nhận và đưa vào thực hiện tăng lên bằng tổng số dự án ODA đầu tư trong 10 năm trở lại đây với số vốn đầu tư tương ứng. Ngoài ra hệ thống các nước phát triển đầu tư cho Lâm nghiệp Việt Nam cũng được mở rộng. Không chỉ có vốn của các nước truyền thống đầu tư vào Việt Nam như

Đức, Nhật Bản thời gian trước mà còn có các nước và tổ chức khác có cùng mối quan tâm tiến hành đầu tư như WB, ADB, GTZ, REDD, REDD+….

Điều này phản ánh phần nào việc các nước phát triển đã quan tâm nhiều hơn đến những vấn đề Lâm nghiệp và phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu đang gây ra những tác động xấu như lũ lụt, bão, nắng nóng, khô hạn. Theo nhận định của các nhà chuyên môn, sự đầu tư trong lĩnh vực Lâm nghiệp trong thời gian tới của các nước phát triển cho Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng.

Việc quy mô vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong lĩnh vực Lâm nghiệp tăng nhanh là sự thể hiện tính hợp lý và thuyết phục đối với tính bền vững của mô hình đầu tư Lâm nghiệp hướng tới người dân với các nhà đầu tư nước ngoài, việc gắn được các kế hoạch dự án trồng rừng với phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương đang nhận được nhiều sự đón nhận và hưởng ứng của người dân những nơi đầu tư, từ các hạng mục được triển khai của các dự án, người dân được hỗ trợ và phát triển sinh kế thông qua các dự án tiến hành trồng rừng sản xuất, phòng hộ, đặc dụng.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của rừng đối với phát triển kinh tế hộ ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (Trang 34 - 36)