Đổi mới hệ thống sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của rừng đối với phát triển kinh tế hộ ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (Trang 96 - 97)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.3. Đổi mới hệ thống sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất

đất rừng, giảm chi phí đầu tư nhờ ứng dụng khoa học, công nghệ

Chú trọng phát triển hình thức sản xuất kinh doanh lâm nghiệp hộ gia đình, trang trại, cộng đồng dân cư thôn và kinh tế hợp tác trong lâm nghiệp, trồng rừng thâm canh nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho hộ gia đình.

Thúc đẩy đầu tư các công nghệ mới, hiện đại, các dây chuyền sản xuất tiên tiến để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hiệu quả sử dụng nguyên liệu, mở rộng thị trường xuất khẩu đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, nguyên liệu, nhiên liệu thu từ rừng, nâng cao khả năng tái đầu tư của người dân thông qua quá trình tích lũy tư liệu sản xuất.

Áp dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa trong công tác trồng rừng nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng rừng trồng, giảm sức lao động thủ công. Trong biểu đồ 3.5 về các loại chi phí để đầu tư phát triển kinh tế rừng thì chi phí thuê nhân công chăm sóc, khai thác là chi phí cao nhất chiếm 56%, chi phí vận chuyển bảo quản trong quá trình trồng trọt, chăn nuôi và khai thác chiếm 20%, giống cây trồng vật nuôi chiếm 18% trong tổng chi phí. Để giảm được chi phí trong quá trình sản xuất thì cần ưu tiên giảm các thành phần chi phí có giá trị cao, chiếm tỷ lệ lớn đó là cần phải tăng cường tỷ lệ cơ giới hóa để thay cho sức lao động, tận dụng tối đa nguồn nhân công có sẵn của gia đình giảm chi phí thuê nhân công ngoài. Trong quá trình sản xuất có thể lưu chuyển nhân công giữa các loại hình kinh tế như nông nghiệp, làm thuê, các lao động nhàn rỗi khác sang làm lâm nghiệp. Sử dụng nguồn lao động địa phương giá rẻ hoặc lao động thời vụ.

Đa dạng hóa các sản phẩm từ rừng để nâng cao nguồn thu nhập: Cơ cấu cây trồng phải bám sát chiến lược sản phẩm trên cơ sở phát huy các lợi thế của huyện Định Hóa về điều kiện tự nhiên đất đai, địa hình, khí hậu và các điều kiện bất lợi như vị trí địa lý, thị trường, cơ sở chế biến, từ đó mới có các lựa chọn cơ cấu phù hợp. Cải tạo hoặc thay thế các loại giống cây trồng, phát triển các sản phẩm mang lại thu nhập cao cho hộ gia đình là khai thác gỗ từ rừng trồng, vườn rừng.

Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn giống cây trồng vật nuôi phù hợp điều kiện từng vùng kết hợp với trồng rừng xen canh lấy ngắn nuôi dài, trồng cây gỗ mọc nhanh với trồng rừng cung cấp gỗ lâu năm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cung cấp nguyên liệu giấy, nguyên liệu ván dăm, chế biến đồ mộc phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Kết hợp nhóm cung cấp nguyên liệu gỗ làm giấy, dăm, gỗ làm trụ mỏ keo lai, keo tai tượng, keo lá tràm, bạch đàn, mỡ với nhóm cung cấp sản phẩm cho nhu cầu xây dựng: Lát hoa, Trám, Lim và nhóm dùng làm thực phẩm, dược liệu tre lấy măng, trám, mây, quế, xả từ đó tạo ra nhiều sản phẩm tăng thu nhập cho ra đình.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của rừng đối với phát triển kinh tế hộ ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)