5. Kết cấu của luận văn
1.4. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn
Qua các nghiên cứu lý luận và thực tiễn chúng tôi rút ra được nhiều bài học để hoàn thành tốt nghiên cứu “Nâng cao vai trò của rừng đối với phát triển kinh tế hộ ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên” của tôi. Đó là muốn
phát triển kinh tế rừng cần phải có những giải pháp đồng bộ từ chính sách kinh tế vĩ mô đến sự tham gia trực tiếp của các hộ gia đình. Nhà nước cũng như người dân không thể hoàn thành tốt việc phát triển kinh tế rừng nếu không có sự phối hợp cộng tác của 2 bên.
Về Nhà nước, các chính sách cần hướng các hộ gia đình sống bằng kinh tế rừng gắn chặt lợi ích với diện tích rừng mà họ được sử dụng, tránh trường hợp không rõ ràng trong quyền sở hữu và quyền đầu tư khai thác. Từ đó sẽ khuyến khích các hộ gia đình tích cực vận động, tìm kiếm các phương án phát triển kinh tế một cách hiệu quả. Song song với việc phát triển kinh tế thì các hộ gia đình sẽ có nghĩa vụ bảo vệ rừng mình sở hữu nói riêng và các diện tích rừng nói chung. Ngoài ra các hộ gia đình còn phải có nghĩa vụ đóng thuế đối với nhà nước, điều này hỗ trợ thu nhập cho địa phương một cách bền vững.
Về phía các hộ gia đình cần tìm kiếm các giải pháp để tăng cao hiệu quả kinh tế trên diện tích rừng được Nhà nước giao, nhằm tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu thời gian đầu tư, tăng thu nhập cho gia đình. Bên cạnh đó để phát triển lâu bền kinh tế rừng thì các hộ gia đình phải bảo vệ các lợi ích của cá nhân song song với bảo vệ lợi ích của tập thể, đó là bảo vệ đa dạng sinh học rừng, bảo vệ diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, thực hiện các nghĩa vụ của hộ gia đình đối với Nhà nước.
Vì vậy có thể nói mối quan hệ giữa các chính sách Nhà nước và các hộ gia đình trong phát triển kinh tế nói chung và kinh tế rừng nói riêng là không thể tách rời.
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu chung của đề tài: Rừng có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên?
Câu hỏi nghiên cứu cụ thể của đề tài:
+ Đóng góp của rừng đối với thu nhập các hộ gia đình như thế nào? + Rừng góp phần cải thiện sinh kế của các hộ gia đình như thế nào? + Vai trò của rừng trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện Định Hóa có những thuận lợi gì, khó khăn gì?
+ Những giải pháp nào góp phần nâng cao vai trò của rừng trong phát triển kinh tế hộ ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên?
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Các số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội của UBND huyện, UBND các xã điều tra, BQL rừng ATK Định Hóa, Phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên và Môi trường và một số phòng ban khác của huyện Định Hóa.
Ngoài ra tài liệu còn được thu thập thông qua các phương tiện mở như sách, báo, truyền hình, internet, các trang mạng… đề tìm tất cả các số liệu, thông tin có liên quan đến đề tài.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Tôi chọn mẫu điều tra trong khu vực nghiên cứu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phi xác xuất. Phương pháp tiến hành khảo sát hai đối tượng đó là cán bộ xã và người dân bằng bảng hỏi.
Mục tiêu của hoạt động điều tra thu thập số liệu sơ cấp là nhằm thu thập đầy đủ, toàn diện, khách quan và chính xác các thông tin về mối quan hệ
giữa phát triển kinh tế của các hộ gia đình và phát triển rừng, vai trò của rừng đối với sự phát triển kinh tế hộ tại khu vực khảo sát.
Phương pháp chọn mẫu điều tra: Đề tài tiến hành chọn mẫu theo nhiều cấp. Bước thứ nhất tôi tiến hành lựa chọn các xã mẫu đại diện điều tra, từ đó lựa chọn khảo sát ở 3 xã trên địa bàn huyện Định Hóa đó là xã Tân Thịnh, xã Bình Thành, xã Bộc Nhiêu. Đây là 3 xã có đặc điểm là diện tích đất lâm nghiệp lớn đặc biệt là đất lâm nghiệp được quy hoạch là đất rừng sản xuất lớn, đại bộ phận người dân có nguồn thu nhập từ rừng. Bước thứ 2 lựa chọn các thôn đại diện trong các xã để điều tra và bước thứ 3 là lựa chọn các hộ đại diện để điều tra.
Ở đề tài này tác giả chọn kích thước mẫu là 120 theo phương pháp chọn các mẫu ngẫu nhiên phi xác suất, thuận tiện cho công việc điều tra nghiên cứu. Con số được chọn phù hợp với khả năng và có thể đại diện cho toàn bộ mẫu. Cụ thể số mẫu điều tra là 120 mẫu, trong đó mỗi xã điều tra 10 mẫu dành cho đối tượng lãnh đạo và khoảng 30 mẫu dành cho đối tượng người dân. Đối với mẫu dành cho cán bộ thì đến trụ sở các xã phỏng vấn trực tiếp hoặc phát phiếu cho các chức danh cụ thể trong trụ sở. Với đối tượng người dân thì đến từng hộ gia đình của xã hoặc thông qua danh sách được cấp (nếu có) để phỏng vấn hoặc để lại phiếu cho hộ gia đình đó. Số lượng người được phỏng vấn của một xã tương ứng với số phiếu dành cho đối tượng của xã đó. Không phân biệt các thôn trong xã.
Tiêu chuẩn lựa chọn xã làm mẫu:
Có diện tích rừng > 500ha, tỷ lệ che phủ rừng cao, trên 40%.
Có >50% hộ gia đình tham gia phát triển kinh tế bằng rừng, người dân có tham gia vào các hoạt động lâm nghiệp ở địa phương, nhận và được khoán bảo vệ rừng.
Có trên 10 mặt hàng, sản phẩm lâm sản được bán ra thị trường và tiêu thụ trong hộ gia đình.
Tiêu chuẩn lựa chọn các hộ gia đình cho mẫu:
Có tham gia phát triển kinh tế từ rừng và là người dân của các xã đã chọn ở trên, không phụ thuộc dân tộc, không giới hạn về kinh tế.
Tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ cho mẫu điều tra:
Là cán bộ lãnh đạo các cấp thôn, xã, của 3 xã trên. Ưu tiên cho cán bộ phụ trách lâm nghiệp tại địa phương.
Số liệu điều tra sơ cấp được tác giả thu thập trên thực địa thông qua các phương pháp sau:
* Phương pháp phỏng vấn cấu trúc
Tôi đã điều tra các hộ bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp một thành viên nắm vai trò trụ cột về kinh tế tại hộ gia đình. Điều này đảm bảo lượng thông tin có tính đại diện và chính xác. Câu hỏi được soạn thảo chủ yếu là câu hỏi đóng và có một vài lựa chọn mở (mẫu phiếu đính kèm phụ lục 1 và 2). Nội dung các câu hỏi phục vụ cho đề tài nghiên cứu được thiết kế theo 2 mục chính:
Mục I: Về thông tin của người được khảo sát.
Mục II: Các lựa chọn theo câu hỏi của bảng hỏi. Các câu hỏi này đưa ra nhằm điều tra các thông tin về vai trò định lượng và định tính của rừng đối với thu nhập của người dân tại vùng điều tra. Ở các câu hỏi đóng, sẽ có các lựa chọn tương ứng cho người tham gia phỏng vấn lựa chọn, từ đó thống kê các lựa chọn này. Ở các câu hỏi mở, người tham gia có thể cho ý kiến riêng của mình, các ý kiến này cũng được thống kê và phân tích trong bài.
* Phương pháp quan sát trực tiếp
Phương pháp này giúp tác giả có thêm các thông tin tại địa bàn nghiên cứu trong quá trình đi điều tra phỏng vấn hộ thông qua ghi chép, chụp ảnh lại một cách cụ thể, thực tế, phong phú và khách quan.
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin
Với tài liệu đã thu được, tôi đã tổng hợp và hệ thống hoá chủ yếu dựa trên cơ sở phân tổ thống kê. Tổng hợp từ các báo cáo, phiếu điều tra, phân tổ
thống kê và xử lý trên máy vi tính. Thông tin và các số liệu sau khi thu thập được sẽ được tác giả cập nhật và tính toán tùy theo mục đích nghiên cứu, phân tích của đề tài trên chương trình Excel 2007 của Microsoft.
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
Trong nghiên cứu này tôi dùng các phương pháp sau:
Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội vào việc mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế xã hội thông qua số liệu thu thập được. Phương pháp này được dùng để tính, đánh giá các kết quả nghiên cứu từ các phiếu điều tra hộ và cán bộ xã.
Phương pháp phân tích so sánh: Xử lý số liệu tính toán ra các chỉ tiêu số tương đối nhằm chỉ rõ nguyên nhân biến động của hiện tượng nghiên cứu. Phương pháp này dùng để so sánh sự đóng góp khác nhau về thu nhập từ các ngành nghề khác nhau, cơ cấu thu nhập... của các hộ dân.
Phương pháp đánh giá thực trạng quản lý: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả.
Phương pháp dự báo: Dự báo xu thế biến động của các hiện tượng kinh tế xã hội cho tương lai tại địa phương và cho ngành. Đó là dự báo về tổng thu nhập, thu nhập từ rừng và vai trò của rừng đối với kinh tế hộ.
Phương pháp phân tích theo mô hình SWOT: Là phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của người dân và huyện Định Hóa khi phát triển kinh tế từ rừng.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu vai trò của rừng trong phát triển kinh tế
2.3.1. Vai trò của rừng trong phát triển kinh tế địa phương
- Đóng góp về mặt kinh tế trong tỷ trọng cơ cấu ngành nghề của huyện Định Hóa (%).
- Tỷ lệ lao động tham gia vào quá trình sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ rừng của huyện Định Hóa (%).
Lao động lâm nghiệp
Tỷ lệ K (%) = x 100%
2.3.2. Vai trò của rừng trong phát triển kinh tế hộ gia đình
- Đánh giá về các nguồn lực của hộ trong điều tra. + Đất đai (ha/hộ gia đình)
+ Lao động (người/hộ gia đình)
- Đánh giá về thu nhập của các hộ gia đình từ rừng năm 2012
+ Tổng thu nhập từ lâm nghiệp (tính trong 1 năm): Gồm toàn bộ thu nhập của hộ dân từ rừng.
Thu nhập LN = các khoản thu từ lâm nghiệp + Chi phí từ lâm nghiệp (tính trong 1 năm):
Chi phí LN = các khoản chi cho lâm nghiệp + Lợi nhuận từ lâm nghiệp (tính trong 1 năm):
LNLN = thu nhập lâm nghiệp - chi phí lâm nghiệp
+ Tỷ lệ thu nhập từ lâm nghiệp: Là tỷ số % giữa tổng thu từ lâm nghiệp trên toàn bộ thu nhập của gia đình, được tính:
TN lâm Nghiệp
Tỷ lệ TN (%) = x 100%
TN
+ Tỷ lệ thu nhập từ rừng đặc dụng, phòng hộ: Là tỷ số % giữa tổng thu từ rừng đặc dụng, phòng hộ trên tổng thu nhập của gia đình từ lâm nghiệp, được tính:
TNRPH-ĐD
Tỷ lệ TNRPH-ĐD (%) = x 100%
TN lâm Nghiệp
+ Tỷ lệ thu nhập từ rừng sản xuất: Là tỷ số % giữa tổng thu từ rừng sản xuất trên tổng thu nhập của gia đình từ lâm nghiệp, được tính:
TNRSX
Tỷ lệ TNRSX (%) = x 100%
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG VAI TRÕ CỦA RỪNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Định Hóa là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, nằm trong khoảng toạ độ 105o29’ đến 105o43’ kinh độ Đông, 21o45’ đến 22o30’ vĩ độ Bắc; phía Tây - Tây Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, Bắc - Đông bắc giáp tỉnh Bắc Kạn, Nam - Đông Nam giáp huyện Đại Từ, Phú Lương; Huyện lỵ là Thị trấn Chợ Chu, cách thành phố Thái Nguyên 50 km về phía Tây Bắc.
Định Hoá có khí hậu nhiệt đới, chia làm hai mùa. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Tháng nóng nhất là tháng 8, nhiệt độ trung bình lên tới 280C. Mùa lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình xuống tới 150C. Mùa nóng có những ngày nhiệt độ lên trên 41 0C, mùa lạnh có lúc nhiệt độ xuống tới 10
C.
Là huyện có độ ẩm khá cao, trừ tháng 1, các tháng còn lại độ ẩm đều trên 80%. Những tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 3 tháng 4 và tháng 8 - những tháng có mưa phùn, mưa ngâu, độ ẩm thường từ 85% trở lên.
Định Hoá có hai loại gió chính thổi theo mùa: Gió mùa đông bắc, thời gian ảnh hưởng trùng với mùa lạnh. Mỗi khi có những đợt gió mùa đông bắc tràn về nhiệt độ thường hạ xuống đột ngột, làm cho thời tiết rất lạnh, đôi khi xuất hiện sương muối, rất có hại cho sức khoẻ con người và sự phát triển của cây trồng. Gió mùa đông nam, thời gian ảnh hưởng trùng với mùa nóng, mang theo hơi nước từ biển Đông vào gây ra mưa lớn. Lượng mưa trung bình hàng năm của Định Hoá vào khoảng 2000 đến 2500mm (2010). Mùa mưa trùng với mùa nóng chiếm 85% đến 90% lượng mưa cả năm. Mùa khô trùng với mùa
lạnh, lượng mưa ít, chỉ chiếm 10% đến 15% lượng mưa cả năm. Những tháng đầu mùa khô thời tiết thường hanh khô, có khi cả tháng không mưa gây nên tình trạng hạn hán.
Điều kiện đất đai: Địa hình huyện Định Hoá khá phức tạp và tương đối hiểm trở, ở dạng núi thấp, đồi cao. Xen giữa các dãy núi đá vôi và đồi, núi đất là những cánh đồng hẹp. Hướng địa hình thấp dần từ tây bắc xuống Đông Nam, phân làm hai vùng. Vùng núi bao gồm các xã ở phía Bắc huyện. Vùng này có các dãy núi cao từ 200 đến 400 m so với mặt biển, thuộc phần cuối của dãy núi đá vôi cánh cung Sông Gâm, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, từ phía Bắc qua trung tâm huyện đến xã Trung Hội, tạo nên bức tường thành ở phía Đông thị trấn Chợ Chu và những thung lũng nhỏ hẹp. Nhiều hang động, trong các dãy núi đá này có những nhũ đá hình thù kỳ thú, đẹp mắt.
Vùng núi thấp bao gồm thị trấn Chợ Chu và các xã ở phía Nam. Đây là vùng núi đất, có độ cao từ 50 đến dưới 200m, độ thoải lớn; có nhiều rừng già và những cánh đồng tương đối rộng, phì nhiêu.
Theo số liệu thống kê, tại thời điểm năm 2012 Định Hoá có 52.272 ha đất tự nhiên, trong đó: 10.638 ha đất nông nghiệp chiếm 20,4% diện tích, 33.540 ha đất lâm nghiệp chiếm 64,2% diện tích, 1.972 ha đất chuyên dùng chiếm 3,8% diện tích, 1.798 ha đất ở chỉ chiếm 3,4% diện tích, 3.180 ha đất chưa sử dụng chiếm 6,1% diện tích, còn lại là 1.144 ha đất nuôi trồng thủy sản chiếm 2,2% diện tích (biểu đồ 3.1). Thành phần của đất được chia ra làm 5 loại chính.
Đất phù sa không được bồi phân bố dọc theo các triền sông, tập trung ở các xã Lam Vỹ, Kim Phượng, Tân Dương, thị trấn Chợ Chu, Đồng Thịnh, Bảo Cường. Đây là loại đất tốt, thích hợp cho trồng lúa và cây màu ngắn ngày.
Biểu đồ 3.1: Tình hình sử dụng đất năm 2012 của huyện Định Hóa
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Định Hóa - 2012)
Đất phù sa ngòi suối phân bố dọc theo triền suối, là loại đất tốt, có thành phần cơ giới nhẹ, có phản ứng chua đến ít chua, hàm lượng mùn từ trung bình đến nghèo, rất thích hợp với việc trồng các giống lúa mới và rau màu, phân bố tập trung ở các xã: Lam Vỹ, Phúc Chu, Kim Sơn, Điềm Mặc, Phú Tiến, Sơn Phú, Phú Đình, Bình Thành.
Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ chủ yếu dọc theo các khe suối và các thung lũng đá vôi, có độ phì tương đối khá, có phản ứng chua. Hiện