Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của rừng đối với phát triển kinh tế hộ ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (Trang 46 - 47)

5. Kết cấu của luận văn

1.3. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Phát triển kinh tế từ rừng và kinh tế hộ gia đình là các đề tài được nhiều người nghiên cứu. Công trình nghiên cứu này thường đi sâu vào một trong hai hướng riêng lẻ, chứ không kết hợp hai yếu tố này thành một.

Trong đề tài “Nghiên cứu thực trạng rừng trồng sản xuất của huyện Định Hoá, Thái Nguyên và đề xuất các giải pháp phát triển” của thạc sĩ Phạm Thị Hoài (2008), tác giả tập trung phân tích các mô hình phát triển rừng sản xuất, các yếu tố ảnh hưởng đến các mô hình phát triển này. Từ đó đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường của các mô hình điển hình. Trong đề tài không đề cập đến tác động của kinh tế từ rừng đối với một đối tượng cụ thể nhất là đối tượng hộ gia đình.

Đề tài “Quản lý và khai thác rừng của người dân tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”của Phương Hữu Khiêm (2011) đã

ng đến sinh kế của người dân sống phụ thuộc vào rừng.

vụ sinh kế của người dân cũng như sự ổn định của nguồn sinh kế từ rừng

Trong đề tài này tác giả Phương Hữu Khiêm không đi sâu vào phân tích đến vai trò của rừng trong phát triển kinh tế hộ gia đình, rừng mang lại những lợi ích gì cho đối tượng là các hộ gia đình.

Nghiên cứu “Phân cấp trong quản lý tài nguyên rừng và sinh kế người dân” của nhóm tác giả Trần Đức Viên, Nguyễn Vinh Quang, Mai Văn Thành (2005) đi tìm hiểu quá trình thực hiện phân quyền quản lý các tài nguyên rừng tại các cộng đồng nghiên cứu, nghiên cứu tác động của chính sách phân quyền đến sự thay đổi của tài nguyên rừng ở các vùng khác nhau, xác định chính sách phân quyền đến sinh kế của người dân. Từ đó nhóm tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm quản lý tốt hơn tài nguyên rừng và đem lại cho người dân một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nghiên cứu này chủ yếu nằm ở dạng vĩ mô các chính sách phân quyền quản lý tài nguyên rừng (đất đai, lâm sản…) tác động đến sự sinh kế của người dân như thế nào, nó không đánh giá về vai trò của rừng trong kinh tế hộ gia đình. Đề tài này có liên quan đến phần chính sách trong nghiên cứu của tôi, nhưng về số liệu chính sách thì đã cũ nên cần hạn chế tham khảo.

Nhìn chung các đề tài vừa phân tích ở trên đây không kết hợp và phân tích vai trò của rừng đối kinh tế với hộ gia đình, làm thế nào để nâng cao được vai trò của rừng đối với sự phát triển kinh tế hộ ở đây. Tuy nhiên, các đề tài nêu trên cũng có những số liệu, thông tin hữu ích cho đề tài nghiên cứu của tôi và tôi đã vận dụng có chọn lọc những thông tin trong các nghiên cứu trên để nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn.

Cũng chính vì những hạn chế của các nghiên cứu trên mà việc đi sâu nghiên cứu đề tài “Nâng cao vai trò của rừng đối với phát triển kinh tế hộ ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên” của tôilà một sự cần thiết.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của rừng đối với phát triển kinh tế hộ ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)