Kinh nghiệm của huyện Như Thanh tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của rừng đối với phát triển kinh tế hộ ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (Trang 45 - 46)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2.2. Kinh nghiệm của huyện Như Thanh tỉnh Thanh Hóa

Toàn huyện có trên 36.266 ha rừng và đất rừng, những năm qua huyện Như Thanh đã có nhiều giải pháp trong việc tăng cường công tác chỉ đạo để nhân dân phát triển kinh tế rừng, trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp của địa phương. Trong những năm qua huyện đã có nhiều giải pháp trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trồng mới trên diện tích rừng đã được Nhà nước cấp quyền sử dụng đất ổn định lâu dài, khuyến khích nhân dân, các nông - lâm trường chuyển nhanh từ trồng rừng truyền thống sang trồng rừng kinh tế theo hướng thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đưa các loại giống mới, có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, đồng thời tập trung chỉ đạo các nông - lâm trường, các xã tích cực trồng rừng tập trung theo Quyết định 147 của Thủ tướng Chính phủ.

Trong năm 2012, toàn huyện đã trồng được trên 1.695 ha rừng chủ yếu là keo, với 1.322 tham gia. Tổng giá trị thu được từ kinh tế rừng đạt 12 tỷ đồng, chiếm 16,6% tổng số giá trị sản xuất, trong đó hộ cao nhất có tổng thu nhập đạt khoảng trên 200 triệu đồng (http://baothanhhoa.vn).

Từ những lợi ích lâu dài từ lâm nghiệp như trên việc khai thác tận dụng, tận thu lâm sản từ rừng tự nhiên, rừng trồng, chế biến sử dụng gỗ và

lâm sản được thực hiện đúng thủ tục, quy định, với sự giám sát chặt chẽ của các ngành chức năng và đã trở thành một trong những nguồn thu trong phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp, tạo ra bước phát triển kinh tế trong nhân dân, nạn phá rừng bừa bãi không còn, góp phần lớn vào phát triển kinh tế địa phương, ổn định an ninh xã hội.

Còn rất nhiều địa phương trên cả nước đang phát triển kinh tế từ rừng một cách ổn định và bền vững. Trong đó kinh tế hộ đóng vai trò lớn trong việc quản lý rừng và phát triển lâm nghiệp tại các vùng rừng được giao, vai trò của kinh tế hộ ngày càng được khẳng định trong phát triển kinh tế rừng với diện tích được giao quản lý ngày càng nhiều với 25,63% diện tích đất rừng trên cả nước.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của rừng đối với phát triển kinh tế hộ ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)