5. Kết cấu của luận văn
3.5. Đánh giá chung về thuận lợi, khó khăn của các hộ gia đình trong phát
phát triển kinh tế từ rừng tại huyện Định Hóa
Theo báo cáo kết quả rà soát tình hình triển khai các chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII của Ủy ban nhân dân huyện Định Hóa và kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy.
Cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm gần đây với tốc độ chuyển dịch chậm, nông lâm nghiệp là thành phần chủ lực đóng vai trò quan trọng trong chỉ số phát triển của huyện nhưng lại thấp so với mặt bằng chung của cả tỉnh.
Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo và nguy cơ tái nghèo trên địa bàn vẫn cao là 28,01% so với mức trung bình trung của tỉnh là 13,76%, người dân sống chủ yếu gần rừng và phụ thuộc vào các sản phẩm từ rừng.
Trình độ quản lý kinh tế quản lý xã hội và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ cơ sở còn nhiều bất cập yếu kém.
Công tác đào tạo tuy từng bước được phát triển trong những năm gần đây nhưng hiện trạng tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo còn thấp, chất lượng lao động, hiệu quả lao động không cao.
Do đó để hiểu rõ về vai trò của rừng trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện Định Hóa, kèm theo việc đặt sự phát triển kinh tế hộ gia đình trong điều kiện chung của tỉnh Thái Nguyên và cả nước, chúng ta sẽ đi phân tích những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và nguy cơ dành cho đối tượng này bằng mô hình SWOT (bảng 3.18).
Qua phân tích mô hình SWOT về vai trò của rừng trong phát triển kinh tế hộ ở huyện Định Hóa cho thấy rằng người dân có ít điểm mạnh để phát triển, chủ yếu là các nguồn lực cơ bản và khả năng của bản thân như đất rừng nhiều, nhân lực gia đình. Nhưng được nâng đỡ bằng các cơ hội trong điều kiện hiện tại như được sự hỗ trợ của các cấp các ngành bằng các chính sách, các dự án, các nguồn vốn cho vay hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình phát triển kinh tế từ rừng.
Tuy nhiên khó khăn cũng không ít, các nguy cơ cũng luôn rình rập làm cho rủi ro tăng cao khi người dân quá phụ thuộc vào kinh tế rừng.
Bảng 3.18: Mô hình SWOT về vai trò của rừng trong phát triển kinh tế hộ ở huyện Định Hóa
ĐIỂM MẠNH
- Diện tích rừng lớn (33.540 ha), độ che phủ rừng đạt 66,08%. Đa dạng sinh học. - Điều kiện khí hậu, thời tiết tốt để nhiều loại cây, con giống phát triển.
- Hệ thống sông suối nhiều, thuận tiện trong khâu tưới tiêu, lấy nước cho hoạt động nuôi trồng.
- Có các di tích để phát triển du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng.
- Nguồn nhân lực dồi dào, có thể chuyển sang làm lâm nghiệp.
- Hiểu biết tình hình đất đai, khí hậu và các giống cây trồng địa phương
- Được cấp cho diện tích rừng khai thác lâu dài.
ĐIỄM YẾU
- Địa hình phức tạp, núi dốc, khó khăn trong vận chuyển.
- Vị trí xa các trung tâm kinh tế có nhu cầu về lâm sản.
- Cơ sở hạ tầng còn yếu kém, các ngành hỗ trợ (cây con giống, cơ sở chế biến tại chỗ...) còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu. - Nhân lực hạn chế trong trình độ, khoa học kỹ thuật, kiến thức nuôi trồng và trình độ tiếp thu cái mới.
- Chưa có kinh nghiệm trong công tác quản lý, phát triển kinh tế rừng.
- Thiếu vốn đầu tư.
- Xuất phát điểm kinh tế thấp, thiếu vốn - Thủ tục xin cấp đất rừng khó khăn.
CƠ HỘI
- Được sự quan tâm của các cấp trong phát triển kinh tế rừng vì có nhiều địa danh lịch sử (AKT).
- Thuận lợi trong phát triển du lịch xanh, du lịch sinh thái trong các diện tích rừng tiềm năng, cộng với phát triển ngành thủ công mỹ nghệ từ lâm sản (tre, nứa...) - Nằm trong các chính sách phát triển kinh tế nông thôn, miền núi của Nhà nước - Giá của các vật liệu từ gỗ, ngoài gỗ khai thác từ rừng tăng cao.
- Một số nghề thủ công mỹ nghệ đã có đầu ra cho sản phẩm.
- Cơ sở hạ tầng được xây dựng ngày càng hỗ trợ tích cực cho phát triển kinh tế rừng.
NGUY CƠ
- Hàng hóa tồn đọng do khâu tiêu thụ, vận chuyển. Giao lưu kinh tế bị hạn chế. - Bị các nơi khác cạnh tranh trong việc phát triển rừng trồng.
- Biến đổi khí hậu
- Giá cả không cạnh tranh được vì chi phí vận chuyển xa.
- Không thu hút được vốn đầu tư do khâu quản lý yếu.
- Sản xuất không theo quy hoạch nên giá bán bấp bênh, bị chèn ép của thương lái. - Chi phí cao do ít cơ giới hóa, không chủ động được nguồn cây con giống.
Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu, chính sách của nhà nước và nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, các cấp các ngành bố trí vốn cho huyện phát triển kinh tế xã hội, diện tích rừng trồng và các ngành nghề liên quan đến rừng trên địa bàn huyện mấy năm gần đây phát triển mạnh. Tuy nhiên cùng với sự phát triển rừng của các địa phương trên cả nước, người dân trồng rừng ở huyện Định Hóa cũng phải đối mặt với không ít khó khăn đã được thể hiện trong điểm yếu, nguy cơ (bảng 3.18), đặc biệt là gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm do diện tích rừng phát triển nhanh trên địa bàn huyện và cả nước dẫn đến sản phẩm dư thừa, cạnh tranh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Vì thế qua bảng phân tích này các hộ gia đình cần phải phát huy điểm mạnh của hộ gia đình, tận dụng tối đa các cơ hội phát triển để có thể đưa kinh tế hộ phát triển. Song song là loại bỏ hoặc giảm tác dụng của các điểm yếu, tránh xa các nguy cơ để ngành lâm nghiệp của hộ gia đình huyện Định Hóa có cơ hội phát triển. Thấy được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ như trên chúng ta có thể góp phần làm hạn chế các điểm điểm yếu và các nguy cơ trong việc phát triển rừng tại địa phương. Góp phần làm cho các điểm mạnh và các cơ hội có điều kiện phát triển, góp phần nâng cao sự phát triển kinh tế của hộ gia đình từ phát triển kinh tế rừng. Qua đó nâng cao vai trò của kinh tế rừng trong phát triển kinh tế hộ của huyện Định Hóa trong tương lai.
Chƣơng 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA RỪNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ
Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN 4.1. Quan điểm - Phƣơng hƣớng - Mục tiêu
4.1.1. Quan điểm
Tiếp bước những thành tựu đạt được trong giai đoạn 2006-2010, qua 2 năm triển khai kế hoạch giai đoạn 2011-2015 tình hình kinh tế xã hội của huyện có nhiều thuận lợi. Được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, của Tỉnh bằng các Chương trình, Đề án, Dự án phát triển sản xuất. Được sự quan tâm chính trị của Đảng bộ, chính quyền, các đoàn thể và nhân dân các dân tộc huyện Định Hóa, nền kinh tế của huyện tiếp tục được tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, đời sống tinh thần của người dân các dân tộc tiếp tục được cải thiện và nâng cao.
Trên cơ sở lợi thế và tiềm năng về phát triển nông lâm nghiệp, huyện tiếp tục triển khai và tổ chức xây dựng các đề án phát triển nông lâm nghiệp địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng nhanh các loại cây trồng đặc sản trên địa bàn, đẩy mạnh công tác chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, khuyến khích nhân dân đẩy nhanh cơ giới hóa trong sản xuất nông lâm nghiệp và nhận thức rõ.
Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù bao gồm tất cả các hoạt động gắn liền với sản xuất hàng hóa và dịch vụ từ rừng như các hoạt động bảo vệ, gây trồng, khai thác, vận chuyển, sản xuất, chế biến lâm sản và các dịch vụ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, xóa đói giảm nghèo, đặc biệt cho người dân miền núi, góp phần ổn định xã hội và quốc phòng an ninh.
Phải phát triển lâm nghiệp đồng bộ từ khâu quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng tài nguyên, từ trồng rừng, cải tạo rừng và làm giàu rừng đến khai thác chế biến lâm sản, du lịch sinh thái. Phát triển lâm nghiệp phải đi đôi với xóa
đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và tăng trưởng kinh tế trên cơ sở xã hội hóa nghề rừng, thu hút các nguồn lực đầu tư.
Kết quả lĩnh vực lâm nghiệp được huyện tập trung chỉ đạo, công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng được thực hiện với nhiều chương trình dự án trồng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng bằng các nguồn vốn của nhà nước và các nguồn vốn do người dân tự bỏ ra đầu tư.
4.1.2. Phương hướng
Trong nhiều năm qua được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền địa phương đã chỉ ra được định hướng phát triển rừng của huyện Định Hóa là phát triển rừng bằng các biện pháp quản lý trồng, khai thác, chế biến bền vững, chia sẽ và đảm bảo lợi ích của các đối tượng tham gia trong đó có nhà nước và cả người dân. Đối với huyện Định Hóa nói riêng các cấp chính quyền đã cụ thể hóa các mục tiêu của nhà nước bằng các mục tiêu cụ thể của của địa phương.
Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa công tác lâm nghiệp, khuyến khích các thành phần kinh tế và toàn xã hội cùng tham gia bảo vệ và phát triển rừng, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế về rừng, đất rừng, vì mục tiêu phòng hộ, bảo vệ môi trường, sinh thái và tăng trưởng bền vững kinh tế của người dân cũng như phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn..
Tập trung bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn, các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng chống cháy rừng, lấn chiếm rừng, khai thác, vận chuyển, buôn bán, chế biến lâm sản trái phép.
Đẩy mạnh công tác giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp, trong đó quan tâm cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thuê để phát triển sản xuất. Khuyến khích và hỗ trợ trồng rừng thâm canh, trồng cây bản địa gỗ lớn, hình thành các vùng nguyên liệu tập trung gắn với chế biến sâu các sản phẩm.
Xác định rõ công tác bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn nhân dân.
4.1.3. Mục tiêu
Tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo đối với người dân sống chủ yếu phụ thuộc vào nguồn thu nhập từ các sản phẩm của rừng.
Tạo thêm việc làm cho người lao động từ phát triển rừng bao gồm cả khu vực chế biến gỗ, lâm sản ngoài gỗ, phát triển, khôi phục các làng nghề thủ công mỹ nghệ.
Nâng số lao động lâm nghiệp được đào tạo nghề lên 50%, chú trọng các hộ dân tộc ít người, hộ nghèo và phụ nữ ở các vùng sâu, vùng xã trên địa bàn huyện.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của rừng đối với sự phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Định Hóa.
4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của rừng trong phát triển kinh tế hộ ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên triển kinh tế hộ ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
Để đưa ra các giải pháp hợp lý và sát với mục đích của đề tài này tôi đã dựa vào các phân tích ở chương 3, các yếu tố thuận lợi, khó khăn, cơ hội và nguy cơ của các hộ gia đình có thu nhập từ rừng trên địa bàn, các ý kiến của các hộ gia đình trong phát triển kinh tế rừng của địa phương và xu thế phát triển của kinh tế của địa phương.
Từ đó đưa ra các giải pháp phát huy các điểm mạnh của các hộ gia đình như nguồn nhân lực, kinh nghiệm làm lâm nghiệp, hiểu biết thổ nhưỡng. Các giải pháp hạn chế, khắc phục các điểm yếu của các hộ gia đình như tìm kiếm nguồn vốn, nguồn nhân lực, khoa học kỹ thuật nhằm góp phần nâng cao tỷ lệ thu nhập từ lâm nghiệp của các hộ gia đình so với tổng thu nhập của các hộ gia đình.
4.2.1. Giải pháp về chính sách, quản lý phát triển và khai thác tài nguyên rừng nguyên rừng
Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp quy về quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng. Xóa bỏ các thủ tục hành chính phiền hà, không hiệu
quả, các phong tục và tập tục tốt của địa phương cần được xem xét nghiên cứu hoàn thiện để đưa vào xây dựng các hương ước, quy ước bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với địa phương.
Rà soát lại quy hoạch ba loại rừng, cắm mốc danh giới trên thực địa để người dân biết và yên tâm đầu tư phát triển rừng.
Ưu tiên giao khoán diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng cho các hộ gia đình quản lý bảo vệ và hưởng lợi lâu dài và tạo điều kiện cho người dân được giao khoán đất và rừng thực hiện quyền sử dụng đất, sử dụng và sở hữu rừng theo quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế hoàng hóa. Làm cho rừng thực sự trở thành hàng hóa, thành nguồn vốn để phát triển lâm nghiệp.
Hoàn thiện cơ chế quản lý rừng theo hình thức hưởng lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển rừng, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh lâm nghiệp được tiếp cận và vay vốn dài hạn phù hợp với chu kỳ kinh doanh lâm nghiệp từ 5 năm đến 10 năm bằng nguồn vốn đầu tư và tín dụng một cách bình đẳng.
Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cho bảo vệ, phát triển rừng và chế biến lâm sản trên cơ sở gắn và chia sẻ lợi ích với người dân. Bảo đảm quyền sử dụng đất, sử dụng rừng theo hình thức lâu dài để các nhà đầu tư, hộ gia đình yên tâm bỏ vốn đầu tư phát triển rừng gắn với việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, xây dựng chiến lược phát triển lâu dài cho sự phát triển ngành lâm nghiệp trên địa bàn huyện.
Có cơ chế hỗ trợ cho các hộ gia đình, hộ nghèo, dân tộc ít người tham gia bảo vệ và phát triển rừng như cho vay ưu đãi, cấp lương thực, khoa học kỹ thuật, xây dựng những mô hình trồng rừng sản xuất quy mô nhỏ, trồng rừng nguyên liệu, chế biến lâm sản quy mô nhỏ, sản xuất nông lâm kết hợp trong thời gian chưa có thu nhập từ rừng để tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người dân.
Chuyển hướng đầu tư của nhà nước từ trực tiếp sang gián tiếp, tăng nguồn ngân sách cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp góp phần giảm chi phí cho người dân trong quá trình thực hiện đầu tư và bán sản phẩm từ rừng.
Có biện pháp hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp chế biến lâm sản, nhất là các ngành nghề sử dụng nhiều lao động như thủ công mỹ nghệ, sơ chế gỗ nguyên liệu. Quy hoạch và quy hoạch lại các vùng nguyên liệu, các cơ sở làng nghề, các cơ sở chế biến quy mô vừa và nhỏ liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp nhằm giải quyết thị trường tiêu thụ gỗ cho các hộ trồng rừng, tạo thêm công ăn việc làm, thu hút người lao động và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
4.2.2. Tổ chức sản xuất và khuyến khích hộ nông dân đầu tư, tăng thu nhập từ rừng