5. Kết cấu của luận văn
4.2.1. Giải pháp về chính sách, quản lý phát triển và khai thác tài nguyên rừng
nguyên rừng
Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp quy về quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng. Xóa bỏ các thủ tục hành chính phiền hà, không hiệu
quả, các phong tục và tập tục tốt của địa phương cần được xem xét nghiên cứu hoàn thiện để đưa vào xây dựng các hương ước, quy ước bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với địa phương.
Rà soát lại quy hoạch ba loại rừng, cắm mốc danh giới trên thực địa để người dân biết và yên tâm đầu tư phát triển rừng.
Ưu tiên giao khoán diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng cho các hộ gia đình quản lý bảo vệ và hưởng lợi lâu dài và tạo điều kiện cho người dân được giao khoán đất và rừng thực hiện quyền sử dụng đất, sử dụng và sở hữu rừng theo quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế hoàng hóa. Làm cho rừng thực sự trở thành hàng hóa, thành nguồn vốn để phát triển lâm nghiệp.
Hoàn thiện cơ chế quản lý rừng theo hình thức hưởng lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển rừng, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh lâm nghiệp được tiếp cận và vay vốn dài hạn phù hợp với chu kỳ kinh doanh lâm nghiệp từ 5 năm đến 10 năm bằng nguồn vốn đầu tư và tín dụng một cách bình đẳng.
Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cho bảo vệ, phát triển rừng và chế biến lâm sản trên cơ sở gắn và chia sẻ lợi ích với người dân. Bảo đảm quyền sử dụng đất, sử dụng rừng theo hình thức lâu dài để các nhà đầu tư, hộ gia đình yên tâm bỏ vốn đầu tư phát triển rừng gắn với việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, xây dựng chiến lược phát triển lâu dài cho sự phát triển ngành lâm nghiệp trên địa bàn huyện.
Có cơ chế hỗ trợ cho các hộ gia đình, hộ nghèo, dân tộc ít người tham gia bảo vệ và phát triển rừng như cho vay ưu đãi, cấp lương thực, khoa học kỹ thuật, xây dựng những mô hình trồng rừng sản xuất quy mô nhỏ, trồng rừng nguyên liệu, chế biến lâm sản quy mô nhỏ, sản xuất nông lâm kết hợp trong thời gian chưa có thu nhập từ rừng để tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người dân.
Chuyển hướng đầu tư của nhà nước từ trực tiếp sang gián tiếp, tăng nguồn ngân sách cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp góp phần giảm chi phí cho người dân trong quá trình thực hiện đầu tư và bán sản phẩm từ rừng.
Có biện pháp hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp chế biến lâm sản, nhất là các ngành nghề sử dụng nhiều lao động như thủ công mỹ nghệ, sơ chế gỗ nguyên liệu. Quy hoạch và quy hoạch lại các vùng nguyên liệu, các cơ sở làng nghề, các cơ sở chế biến quy mô vừa và nhỏ liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp nhằm giải quyết thị trường tiêu thụ gỗ cho các hộ trồng rừng, tạo thêm công ăn việc làm, thu hút người lao động và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.