Phương hướng

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của rừng đối với phát triển kinh tế hộ ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (Trang 92 - 93)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.2. Phương hướng

Trong nhiều năm qua được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền địa phương đã chỉ ra được định hướng phát triển rừng của huyện Định Hóa là phát triển rừng bằng các biện pháp quản lý trồng, khai thác, chế biến bền vững, chia sẽ và đảm bảo lợi ích của các đối tượng tham gia trong đó có nhà nước và cả người dân. Đối với huyện Định Hóa nói riêng các cấp chính quyền đã cụ thể hóa các mục tiêu của nhà nước bằng các mục tiêu cụ thể của của địa phương.

Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa công tác lâm nghiệp, khuyến khích các thành phần kinh tế và toàn xã hội cùng tham gia bảo vệ và phát triển rừng, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế về rừng, đất rừng, vì mục tiêu phòng hộ, bảo vệ môi trường, sinh thái và tăng trưởng bền vững kinh tế của người dân cũng như phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn..

Tập trung bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn, các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng chống cháy rừng, lấn chiếm rừng, khai thác, vận chuyển, buôn bán, chế biến lâm sản trái phép.

Đẩy mạnh công tác giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp, trong đó quan tâm cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thuê để phát triển sản xuất. Khuyến khích và hỗ trợ trồng rừng thâm canh, trồng cây bản địa gỗ lớn, hình thành các vùng nguyên liệu tập trung gắn với chế biến sâu các sản phẩm.

Xác định rõ công tác bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn nhân dân.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của rừng đối với phát triển kinh tế hộ ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)