Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý rừng và đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của rừng đối với phát triển kinh tế hộ ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (Trang 97 - 99)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.4. Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý rừng và đào tạo nguồn nhân lực

ỗi

cho địa bàn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có cơ sở pháp lý để đầu tư phát triển rừng, tăng nguồn thu nhập cho hộ gia đình, đóng góp vào sự phát triển chung của kinh tế địa phương.

Đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ lâm nghiệp các cấp đặc biệt là ở cấp xã, trình độ của các cán bộ quản lý cấp xã ở huyện Định Hóa còn khá thấp.

Cần sớm tiến hành quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề trên địa bàn như nghề thủ công mỹ nghệ, mộc, làm quà lưu niệm, đan lát. Đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo phù hợp với đối tượng được đào tạo. Phát triển các hình thức đào tạo ngắn ngày tại cơ sở, tăng nguồn lực đầu tư, phát triển đào tạo nghề cho ngành lâm nghiệp địa phương. Khuyến khích các tổ chức đào tạo khuyến lâm, xây dựng các mô hình đào tạo theo chuyên ngành, ưu tiên đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ xã.

Nâng cao chất lượng lao động ở các hộ gia đình tại địa phương tham gia trong lĩnh vực phát triển rừng, các thợ thủ công trong các làng nghề để tăng nhu cầu sử dụng lao động cũng như tăng năng suất lao động. Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình đào tạo lao động ngắn hạn, kết hợp đào tạo với khuyến nông, khuyến lâm, xây dựng mạng lưới đào tạo với từng địa phương nhằm gắn đào tạo với sử dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động nông lâm nghiệp.

Đối với những lao động không có nhu cầu sử dụng trong nông nghiệp cần phải được đào tạo để tăng cơ hội có việc làm trong các lĩnh vực lâm nghiệp tại địa bàn.

4.2.5. Giải pháp về định hướng phát triển sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường về các sản phẩm từ rừng

Đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng, lập kế hoạch phát triển ngành lâm nghiệp cho địa phương theo hướng tăng cường kết nối thông tin đa ngành, phối hợp sử dụng các thông tin liên ngành nhằm định hướng phát triển ngành lâm nghiệp của địa phương gắn với nhu cầu tiêu thụ sản phẩm. Điều này giúp tránh được tình trạng phát triển theo kiểu “bầy đàn” không có quy hoạch, sản phẩm bị cạnh tranh cao, tình trạng bị ép giá khi đến kỳ thu hoạch gây thiệt hại kinh tế cho các hộ gia đình.

Quy hoạch vùng trồng rừng sản xuất cần rõ ràng và ổn định trên địa bàn huyện với quy mô vừa và nhỏ liền kề (như rừng liền vùng, liền khoảnh), hình thành các mô hình vùng nguyên liệu nhằm tập trung sản xuất các loại sản phẩm hàng hóa đi đôi với khuyến khích xây dựng các nhà máy chế biến và tiêu thụ sản phẩm gần vùng nguyên liệu để thuận tiện trong khâu khai thác vận chuyển của người dân. Từ đó tính toán về nhu cầu cũng như sản lượng khi thu hoạch, giảm bớt chi phí đầu tư khai thác cho người dân từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế hộ gia đình.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của rừng đối với phát triển kinh tế hộ ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (Trang 97 - 99)