Tạo ra thu nhập gián tiếp và việc làm

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của rừng đối với phát triển kinh tế hộ ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (Trang 86 - 88)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.2.2. Tạo ra thu nhập gián tiếp và việc làm

Cũng theo bảng 3.11 mỗi hộ gia đình điều tra có trung bình số lao động làm nghề liên quan đến rừng cao. Xã Tân Thịnh có trung bình 3,15 lao động cho một hộ gia đình cao nhất trong ba xã, tiếp đến là Bộc Nhiêu và Bình Thành lần lượt có số lao động trung bình trong ngành là 3,38 và 3,23 lao động. Hộ gia đình ở huyện Định Hóa thường có khoảng 3-5 người và từ 1 đến 3 thế hệ, vì thế tỷ lệ lao động làm nghề liên quan đến rừng chiếm trên dưới 50% toàn lao động của gia đình.

Với sự phát triển ngành lâm nghiệp tại địa phương đã dẫn đến sự phát triển của các cơ sở, ngành nghề dịch vụ hỗ trợ cho các hộ gia đình như các cơ sở ươm giống (cả huyện hiện có 6 vườn ươm cây giống được cấp phép), các xưởng mộc, xưởng xẻ gỗ, buôn bán đồ gỗ, các cơ sở nuôi nhốt động vật hoang dã. Nhưng hiện nay các cơ sở này còn phát triển nhỏ lẻ, mùa vụ, thử nghiệm do đó chưa có sự đóng góp lớn cho thu nhập của hộ gia đình.

Theo số liệu điều tra bảng 3.17 và được sự giúp đỡ về công tác tìm hiểu về số lượng cơ sở chế biến kinh doanh lâm sản tại địa phương thì xã Tân Thịnh có 5.700 ha đất lâm nghiệp lớn nhất trong 3 xã nhưng chỉ có 7 cơ sở chế biến kinh doanh lâm sản, trong khi đó xã Bộc Nhiêu chỉ 2.590 ha đất lâm nghiệp nhưng có 13 cơ sở nhiều nhất trong 3 xã và Bình Thành có 9 cơ sở. Điều này cho thấy số lượng cơ sở không tỷ lệ với diện tích rừng mà do điều kiện cụ thể tại mỗi xã như giao thông, điện, khách hàng, khoa học kỹ thuật quyết định đến sự phát triển của ngành lâm nghiệp tại xã đó. Các cơ sở kinh doanh này cũng trực tiếp hay gián tiếp góp phần tạo thu nhập từ việc thu hút nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và giải quyết một phần lao động tại địa phương.

Bảng 3.17: Số lƣợng cơ sở chế biến kinh doanh lâm sản tại địa phƣơng

ĐVT Tân Thịnh Bộc Nhiêu Bình Thành

Diện tích đất lâm nghiệp ha 5.700 2.590 2.820

Xưởng bóc Cơ sở 1 1 2

Xưởng xẻ Cơ sở 2 6 1

Làm mộc Cơ sở 2 3 5

Buôn bán đồ gỗ Cơ sở 2 3 1

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2012)

Qua đó cũng cho thấy thuận lợi về mặt số lượng đất tự nhiên chỉ là một yếu tố cần để ảnh hưởng đến phát triển ngành lâm nghiệp, các yếu tố đủ khác thì rất nhiều trong đó có cơ sở hạ tầng, trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật, nguồn vốn đầu tư và cả trình độ lao động. Vì thế muốn phát triển ngành lâm nghiệp thì cần phải bổ sung các yếu tố còn thiếu này cho các địa phương.

Ngoài chế biến kinh doanh lâm sản thì rừng còn mang lại các nguồn thu nhập khác cho các hộ gia đình ở đây như cung cấp các loại giống vật nuôi dành cho nghiên cứu và cả bán thành phẩm cho nhu cầu thị trường. Đây thường là các giống thú có giá trị kinh tế cao như nhím, rắn hổ mang, chim trĩ… cả về nghiên cứu khoa học lẫn thực phẩm cho người dân khi cần. Khi muốn nuôi nhốt các loài này các hộ gia đình cần phải có Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp và được quản lý chặt chẽ.

Các số liệu thống kê và qua phân tích cho thấy rằng thu nhập từ rừng của các hộ gia đình ở ba xã khảo sát nói riêng và huyện Định Hóa nói chung đang ngày càng tăng cao ở mức trung bình trên dưới 50% tổng thu nhập với rất nhiều hình thức thu nhập liên quan đến tài nguyên rừng từ việc nuôi, trồng kinh doanh chế biến các loại lâm sản. Với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong thời gian qua và trong tương lai gần thì tỷ lệ này hứa hẹn sẽ tăng cao, nhất là thu nhập từ các loại rừng sản xuất. Vì vậy cho thấy vai trò ngày càng quyết định của kinh tế từ rừng đối với các hộ gia đình ở địa phương.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của rừng đối với phát triển kinh tế hộ ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)