Kinh nghiệm của tỉnh Thừa Thiên-Huế

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của rừng đối với phát triển kinh tế hộ ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (Trang 44 - 45)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2.1.Kinh nghiệm của tỉnh Thừa Thiên-Huế

Trồng rừng ở Thừa Thiên - Huế phát triển mạnh. Với chủ trương giao đất giao rừng cho người dân của chính quyền thì diện tích đất mà người dân trực tiếp tham gia quản lý ngày càng nhiều. Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Đông giao lại cho người dân gần 9.819 ha đất rừng trong tổng số hơn 41.710 ha rừng và đất rừng đơn vị đang quản lý nhưng không sử dụng hết cho các xã Thượng Nhật, Hương Sơn, Thượng Long (thuộc huyện Nam Đông) để phân bổ cho dân trồng rừng. Tại xã Lộc Hòa, xã Xuân Lộc (huyện Phú Lộc) cũng đang được các cấp chính quyền tiến hành giao đất giao rừng những diện tích đất rừng không khai thác để các hộ gia đình tiến hành trồng rừng. Các loại cây được trồng rừng ở các địa phương khác nhau nhưng thường là các cây mang lại kinh tế cao như keo lá tràm, keo lưỡi mác, keo tai tượng, keo lai, phi lao, thông nhựa, cây sao, đinh, lim và một số cây bản địa có ở rừng tự nhiên tại địa phương.

Một ha rừng cây keo, chi phí bỏ ra ban đầu không quá bẩy triệu đồng, sau từ 5 đến 7 năm cho thu hoạch từ 20 đến 40 triệu đồng/ha. Đầu ra của cây keo hiện nay lại hết sức thuận lợi, cung cấp gỗ làm nhà, làm đồ gia dụng, bàn ghế học sinh và nguyên liệu dăm giấy cho xuất khẩu. Đến năm 2008, mỗi năm, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã thu mua và chế biến xuất khẩu khoảng 140 nghìn m3 gỗ dăm sang thị trường Nhật Bản và Trung Quốc. Năm 2008, giá trị xuất khẩu từ dăm gỗ ở Thừa Thiên - Huế đạt 12 triệu USD.

Các hộ dân sống ven rừng ở Thừa Thiên - Huế còn phát triển mạnh việc trồng cây cao su. Riêng huyện miền núi Nam Đông đã trồng được 3.500 ha cây cao-su, trong đó có khoảng 1.200 ha cây cao su đã cho mủ. Xã Hương Phú có 562 hộ đã trồng được 600 ha cao su, trong đó đã có hơn 200 ha trong thời kỳ khai thác, mỗi năm thu được từ 150 tấn đến 200 tấn mủ tươi, doanh thu từ 600 triệu đến 800 triệu đồng. Xã Hương Sơn có 214 hộ với 100% đồng bào Cà Tu, đã trồng được 261 ha, trong đó diện tích khai thác khoảng 100 ha.

Nhiều hộ trồng cao-su cho thu nhập từ 20 đến 30 triệu đồng/năm, cá biệt có hộ thu nhập 100 triệu đồng/năm (http://www.baomoi.com).

Từ các số liệu trên cho thấy rừng càng được quản lý, bảo vệ và phát triển thì lợi ích của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội càng tăng lên. Nhiều địa phương trong huyện như xã Xuân Lộc, Lộc Thủy, Lộc Hòa, Cảnh Dương, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh từ khi được giao đất, giao rừng đã nhanh chóng phủ xanh hết diện tích đất trống, đồi núi trọc, không để xảy ra tình trạng chặt phá rừng bừa bãi và cháy rừng.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của rừng đối với phát triển kinh tế hộ ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (Trang 44 - 45)