Vai trò của rừng trong phát triển kinh tế hộ gia đình

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của rừng đối với phát triển kinh tế hộ ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (Trang 53 - 133)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Vai trò của rừng trong phát triển kinh tế hộ gia đình

- Đánh giá về các nguồn lực của hộ trong điều tra. + Đất đai (ha/hộ gia đình)

+ Lao động (người/hộ gia đình)

- Đánh giá về thu nhập của các hộ gia đình từ rừng năm 2012

+ Tổng thu nhập từ lâm nghiệp (tính trong 1 năm): Gồm toàn bộ thu nhập của hộ dân từ rừng.

Thu nhập LN = các khoản thu từ lâm nghiệp + Chi phí từ lâm nghiệp (tính trong 1 năm):

Chi phí LN = các khoản chi cho lâm nghiệp + Lợi nhuận từ lâm nghiệp (tính trong 1 năm):

LNLN = thu nhập lâm nghiệp - chi phí lâm nghiệp

+ Tỷ lệ thu nhập từ lâm nghiệp: Là tỷ số % giữa tổng thu từ lâm nghiệp trên toàn bộ thu nhập của gia đình, được tính:

TN lâm Nghiệp

Tỷ lệ TN (%) = x 100%

TN

+ Tỷ lệ thu nhập từ rừng đặc dụng, phòng hộ: Là tỷ số % giữa tổng thu từ rừng đặc dụng, phòng hộ trên tổng thu nhập của gia đình từ lâm nghiệp, được tính:

TNRPH-ĐD

Tỷ lệ TNRPH-ĐD (%) = x 100%

TN lâm Nghiệp

+ Tỷ lệ thu nhập từ rừng sản xuất: Là tỷ số % giữa tổng thu từ rừng sản xuất trên tổng thu nhập của gia đình từ lâm nghiệp, được tính:

TNRSX

Tỷ lệ TNRSX (%) = x 100%

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG VAI TRÕ CỦA RỪNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Định Hóa là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, nằm trong khoảng toạ độ 105o29’ đến 105o43’ kinh độ Đông, 21o45’ đến 22o30’ vĩ độ Bắc; phía Tây - Tây Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, Bắc - Đông bắc giáp tỉnh Bắc Kạn, Nam - Đông Nam giáp huyện Đại Từ, Phú Lương; Huyện lỵ là Thị trấn Chợ Chu, cách thành phố Thái Nguyên 50 km về phía Tây Bắc.

Định Hoá có khí hậu nhiệt đới, chia làm hai mùa. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Tháng nóng nhất là tháng 8, nhiệt độ trung bình lên tới 280C. Mùa lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình xuống tới 150C. Mùa nóng có những ngày nhiệt độ lên trên 41 0C, mùa lạnh có lúc nhiệt độ xuống tới 10

C.

Là huyện có độ ẩm khá cao, trừ tháng 1, các tháng còn lại độ ẩm đều trên 80%. Những tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 3 tháng 4 và tháng 8 - những tháng có mưa phùn, mưa ngâu, độ ẩm thường từ 85% trở lên.

Định Hoá có hai loại gió chính thổi theo mùa: Gió mùa đông bắc, thời gian ảnh hưởng trùng với mùa lạnh. Mỗi khi có những đợt gió mùa đông bắc tràn về nhiệt độ thường hạ xuống đột ngột, làm cho thời tiết rất lạnh, đôi khi xuất hiện sương muối, rất có hại cho sức khoẻ con người và sự phát triển của cây trồng. Gió mùa đông nam, thời gian ảnh hưởng trùng với mùa nóng, mang theo hơi nước từ biển Đông vào gây ra mưa lớn. Lượng mưa trung bình hàng năm của Định Hoá vào khoảng 2000 đến 2500mm (2010). Mùa mưa trùng với mùa nóng chiếm 85% đến 90% lượng mưa cả năm. Mùa khô trùng với mùa

lạnh, lượng mưa ít, chỉ chiếm 10% đến 15% lượng mưa cả năm. Những tháng đầu mùa khô thời tiết thường hanh khô, có khi cả tháng không mưa gây nên tình trạng hạn hán.

Điều kiện đất đai: Địa hình huyện Định Hoá khá phức tạp và tương đối hiểm trở, ở dạng núi thấp, đồi cao. Xen giữa các dãy núi đá vôi và đồi, núi đất là những cánh đồng hẹp. Hướng địa hình thấp dần từ tây bắc xuống Đông Nam, phân làm hai vùng. Vùng núi bao gồm các xã ở phía Bắc huyện. Vùng này có các dãy núi cao từ 200 đến 400 m so với mặt biển, thuộc phần cuối của dãy núi đá vôi cánh cung Sông Gâm, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, từ phía Bắc qua trung tâm huyện đến xã Trung Hội, tạo nên bức tường thành ở phía Đông thị trấn Chợ Chu và những thung lũng nhỏ hẹp. Nhiều hang động, trong các dãy núi đá này có những nhũ đá hình thù kỳ thú, đẹp mắt.

Vùng núi thấp bao gồm thị trấn Chợ Chu và các xã ở phía Nam. Đây là vùng núi đất, có độ cao từ 50 đến dưới 200m, độ thoải lớn; có nhiều rừng già và những cánh đồng tương đối rộng, phì nhiêu.

Theo số liệu thống kê, tại thời điểm năm 2012 Định Hoá có 52.272 ha đất tự nhiên, trong đó: 10.638 ha đất nông nghiệp chiếm 20,4% diện tích, 33.540 ha đất lâm nghiệp chiếm 64,2% diện tích, 1.972 ha đất chuyên dùng chiếm 3,8% diện tích, 1.798 ha đất ở chỉ chiếm 3,4% diện tích, 3.180 ha đất chưa sử dụng chiếm 6,1% diện tích, còn lại là 1.144 ha đất nuôi trồng thủy sản chiếm 2,2% diện tích (biểu đồ 3.1). Thành phần của đất được chia ra làm 5 loại chính.

Đất phù sa không được bồi phân bố dọc theo các triền sông, tập trung ở các xã Lam Vỹ, Kim Phượng, Tân Dương, thị trấn Chợ Chu, Đồng Thịnh, Bảo Cường. Đây là loại đất tốt, thích hợp cho trồng lúa và cây màu ngắn ngày.

Biểu đồ 3.1: Tình hình sử dụng đất năm 2012 của huyện Định Hóa

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Định Hóa - 2012)

Đất phù sa ngòi suối phân bố dọc theo triền suối, là loại đất tốt, có thành phần cơ giới nhẹ, có phản ứng chua đến ít chua, hàm lượng mùn từ trung bình đến nghèo, rất thích hợp với việc trồng các giống lúa mới và rau màu, phân bố tập trung ở các xã: Lam Vỹ, Phúc Chu, Kim Sơn, Điềm Mặc, Phú Tiến, Sơn Phú, Phú Đình, Bình Thành.

Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ chủ yếu dọc theo các khe suối và các thung lũng đá vôi, có độ phì tương đối khá, có phản ứng chua. Hiện nay phần lớn diện tích này đã được sử dụng trồng cây công nghiệp, phân bố ở hầu hết các xã.

Đất nâu đỏ trên đá Macma trung tính và Bazơ là loại đất khá tốt, giàu dinh dưỡng, kết cấu xốp, thành phần cơ giới nặng, ít chua, hiện nay chủ yếu đã được trồng rừng. Đất rất thích hợp cho trồng cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả, ở những nơi độ dốc lớn thích hợp với việc trồng cây đặc sản (trám, hồi, quế). Loại đất này phân bố tập trung chủ yếu ở các xã Linh Thông, Lam Vỹ, Bảo Linh, Trung Hội, Sơn Phú, Bình Thành.

Đất đỏ vàng trên đá biến chất có cấu trúc tơi, xốp, thành phần cơ giới thịt nặng đến sét, có tính chua. Hiện nay đất này chủ yếu được trồng rừng, phân bố ở các xã: Quy Kỳ, Tân Thịnh, Tân Dương, Phượng Tiến, Bộc Nhiêu.

Đất đỏ vàng trên đá phiến thạch kém tơi xốp, tính chua, có thành phần cơ giới từ trung bình đến thịt nặng. Hiện nay đất này chủ yếu là trồng rừng, phân bố ở hầu hết các xã. Đất vàng đỏ trên đá Macma axit có cấu trúc tơi xốp, tính chua, thành phần cơ giới thịt nặng đến sét, thích hợp với nhiều loại cây khác nhau như chè, ngô, lúa, sắn, vầu... Hiện trạng chủ yếu là rừng, phân bố ở hầu hết các xã.

Đất vàng nhạt trên đá cát có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, đất cứng chặt, không có kết cấu, giữ ẩm kém, nghèo dinh dưỡng. Hiện trạng chủ yếu là rừng cây bụi và rừng tái sinh, phân bố tập trung ở các xã: Bảo Linh, Thanh Định, Định Biên, Bình Thành.

Đất nâu vàng trên phù sa cổ thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, có phản ứng chua, nghèo dinh dưỡng, thích hợp trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây đậu, đỗ. Loại đất này phân bố rải rác ở các xã. Đất mùn vàng đỏ trên đá Macma axit: có cấu trúc tơi xốp, tính chua, hàm lượng dinh dưỡng khá, phân bố tập trung ở xã Phú Đình. Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa có hàm lượng dinh dưỡng khá, hiện đang sử dụng trồng lúa, phân bố ở các xã: Bình Yên, Thanh Định, Sơn Phú, Phú Đình, Bình Thành.

Nhìn chung, tài nguyên đất của huyện Định Hoá phong phú và đa dạng, do đó cho phép phát triển nhiều chủng loại cây trồng nông, lâm nghiệp.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Về cơ sở hạ tầng thì huyện Định Hoá còn rất thấp so với các khu vực khác. Trong những năm gần đây, được sự đầu tư của Nhà nước bằng các chương trình, dự án như chương trình 135, trung tâm cụm xã, ATK, nguồn

vốn xây dựng cơ bản tập trung, chương trình kiên cố hoá trường học... nên bộ mặt cơ sở hạ tầng của huyện cũng đã có những bước được củng cố. Tuy vậy, so với nhu cầu thực tế, thì sự đầu tư như vậy vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của địa phương.

Đường giao thông: Toàn huyện có tổng số 520,7 km đường giao thông, trong đó có 64 km đường tỉnh lộ và 456,7 km đường cấp huyện và giao thông nông thôn. Có 22/24 xã có đường nhựa đến hoặc qua trung tâm xã, ngoài đường tỉnh lộ, quy hoạch các tuyến giao thông của huyện được thực hiện tốt với những tuyến đường nhựa liên xã như Quán Vuông - Bình Yên - Điềm Mặc - Phú Đình, Bình Yên - Thanh Định - Bảo Linh, Chợ Chu - Phúc Chu - Bảo Linh, Quy Kỳ - Linh Thông - Lam Vỹ, Chợ Chu - Tân Dương - Tân Thịnh - Lam Vỹ, Tân Dương, Phượng Tiến - Trung Hội. Các tuyến giao thông này đóng một vai trò quan trọng trong việc giao lưu, thông thương, phát triển kinh tế nông thôn của huyện. Tuy nhiên nhiều tuyến đường do được xây dựng đã lâu, cấp đường thấp, đã hư hỏng nên ảnh hưởng rất lớn đến sự giao lưu kinh tế trong và ngoài huyện và khả năng phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là ngành dịch vụ - du lịch.

Hệ thống điện: Với 90 trạm biến áp và 107 km chiều dài đường dây hạ thế, toàn bộ 24/24 xã, thị trấn trong huyện với hơn 90% số hộ đã được sử dụng lưới điện quốc gia.

Hệ thống thuỷ lợi: Do vai trò quan trọng của sản xuất nông nghiệp đối với nền kinh tế của huyện, hệ thống thuỷ lợi được chú ý đầu tư xây dựng. Huyện có Hồ Bảo Linh có khả năng tưới tiêu cho khoảng 7.127 ha lúa phía hạ lưu, tổng số phai đập là 112 cái, tổng số chiều dài kênh mương kiên cố là 42,463 km. Hệ thống thuỷ lợi nhìn chung chỉ đáp ứng được một phần diện tích sản xuất nông nghiệp. Vẫn còn nhiều khu vực còn thiếu nước phục vụ sản xuất, đặc biệt là vào những năm hạn hán kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp.

Y tế: Huyện có 01 Trung tâm y tế và 01 bệnh viện đa khoa với đội ngũ y, bác sỹ đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, toàn bộ 24/24 xã, thị trấn đều đã có trạm y tế xã hiện đang được nhà nước quan tâm đầu tư nâng cấp gồm 9 nhà trạm kiên cố và 15 nhà trạm bán kiên cố và đến hết năm 2012 cả huyện Định Hóa có 23 trung tâm y tế xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, toàn huyện có 230 giường bệnh với 279 cán bộ y tế. Nhìn chung hệ thống y tế của huyện đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

Giáo dục: Thời gian gần đây, các trường học trên địa bàn huyện đã được kiên cố hoá. Tất cả các phòng học được xây dựng từ cấp 5 trở lên. Tại thời điểm thống kê năm 2012, ở các cấp học có tổng số 49 trường học với 550 lớp học, số giáo viên là 1.135 giáo viên với tổng số học sinh là 13.732 em do đó đã đáp ứng được yêu cầu về dậy học trên địa bàn huyện.

Về các hộ kinh doanh cá thể: Định Hóa có khoảng 4.293 cơ sở kinh doanh cá thể, sử dụng khoảng 6.188 lao động (Chi cục thống kê huyện Định Hóa - 2012).

Cơ sở vật chất khác như hệ thống nước sạch, hệ thống phương tiện vận tải, cơ sở chế biến nông lâm sản cũng có những bước phát triển trong thời gian qua, tuy nhiên so với yêu cầu phát triển thì còn ở mức rất khiêm tốn cần tiếp tục được đầu tư phát triển.

Tóm lại, cơ sở vật chất của huyện Định Hoá trong những năm gần đây đã được quan tâm đầu tư xây dựng, tuy nhiên vẫn còn tương đối nghèo nàn, chưa đủ điều kiện phục vụ yêu cầu cần thiết cho việc đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội của huyện.

Định Hoá là một địa phương có 109 điểm di tích lịch sử quan trọng (phân bố trên toàn huyện), gắn liền với lịch sử kháng chiến thần thánh của dân tộc và quan hệ tình nghĩa gắn bó, chở che của đồng bào các dân tộc huyện Định Hóa đối với cách mạng. Quyết định số 70/1995/QĐ-TTg ngày

27/1/1995 và Quyết định số 213/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ đã công nhận toàn bộ huyện Định Hóa là An toàn khu kháng chiến và với hệ sinh thái rừng tự nhiên vô cùng phong phú, đây là một tiềm năng rất lớn để phát triển ngành dịch vụ du lịch lịch sử sinh thái.

Tình hình dân số và lao động của huyện Định Hóa: Hiện tại huyện Định Hoá có 23 đơn vị hành chính cấp xã và 01 thị trấn, trong đó có 3 xã vùng cao, 2 xã miền núi khu vực III. Cộng đồng dân tộc sinh sống tại huyện Định Hoá gồm có 8 dân tộc, trong đó chủ yếu là các dân tộc Kinh, Tày, Nùng. Hệ thống giáo dục từ Mầm non đến Trung học phổ thông được quan tâm, toàn huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ năm 1995. Tuy nhiên, lực lượng lao động được đào tạo chuyên nghiệp có tỷ lệ còn hạn chế, điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.

Theo số liệu thống kế của Chi cục thống kê huyện Định Hóa, tính đến cuối năm 2012 dân số huyện Định Hóa là 87.520 người với 25.005 hộ gia đình, trong đó 43.378 nam và 44.142 nữ. Dân tộc Tày chiếm 49,23%, Nùng 3,26%, dân tộc Kinh 34,82%, dân tộc Hoa 1,4%, dân tộc Sán dìu 3,26%, dân tộc Dao 1,94%. Số người nằm trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 70% dân số, riêng khu vực nông thôn chiếm 92,97% tổng số nhân khẩu toàn huyện. Điều đó cho chúng ta thấy dân số chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn và sống phụ thuộc vào sản xuất nông lâm nghiệp là chính.

Cơ cấu kinh tế huyện: Trong bảng 3.1 cho thấy các thành phần kinh tế chính của huyện Định Hóa là công nghiệp, nông nghiệp (bao gồm lâm nghiệp) và dịch vụ thì huyện đang có xu hướng tăng giá trị của ngành công nghiệp và dịch vụ giảm giá trị của ngành nông nghiệp. Điều này cho thấy huyện đã chú trọng đến việc nâng cao giá trị của các sản phẩm chứ không còn quá chú trọng đến số lượng như những năm trước.

Bảng 3.1: Cơ cấu giá trị sản xuất huyện Định Hóa giai đoạn 2010-2012 Năm

Tổng số Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Giá trị (Tr.đ) CC % Giá trị (Tr.đ) CC % Giá trị (Tr.đ) CC % Giá trị (Tr.đ) CC % 2010 870.143 100 639.633 73,5 75.010 8,6 155.500 17,9 2011 983.725 100 708.525 72,0 85.000 8,6 190.200 19,3 2012 1.259.366 100 872.666 69,3 97.700 7,8 289.000 22,9

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Định Hóa năm 2012)

3.2. Thực trạng vai trò của rừng trong phát triển kinh tế hộ ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

3.2.1. Vai trò của rừng trong phát triển kinh tế

Có thể nhận thấy đóng góp của rừng trong cơ cấu kinh tế ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên là khá lớn. Với khoảng 33.540 ha đất lâm nghiệp nên huyện Định Hóa là địa phương có tiềm năng về phát triển kinh tế từ rừng nhất là các cây lấy gỗ (như keo, bạch đàn, quế), chè, các con vật nuôi như gà, trâu, bò, dê trên diện tích đất rừng tại địa phương. Xác định được các lợi thế này và xu hướng phát triển kinh tế từ rừng chung trên cả nước thì chính quyền địa phương dưới sự chỉ đạo của các cấp ban ngành tỉnh và trung ương đã triển

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của rừng đối với phát triển kinh tế hộ ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (Trang 53 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)