- Kế hoạch được Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt là: 105 dự án với tổng kinh phí 517 tỷ đồng.
6. Đầu tư, hỗ trợ đầu tư các nội dung phụ trợ (nghiên cứu phát triển, thiết bị…)
3.2.3. Hoàn thiện công cụ kiểm soát tài chính tài chính các dự án viễn thông công ích
quản lý danh mục các dự án, đơn hàng.
- Các dự án, đơn hàng được Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt trong kế hoạch tổng thể Chương trình; được Nhà nước ký hợp đồng với các doanh nghiệp thông qua hình thức đấu thầu hoặc đặt hàng, trong đó ưu tiên đấu thầu.
- Việc chia các nhiệm vụ của Chương trình tương ứng với ngân sách và thời gian cụ thể thành các dự án sẽ giảm số đầu mối quản lý so với phương thức quản lý theo Dịch vụ (bán lẻ), do vậy sẽ tiết kiệm cho phí quản lý và cụ thể hóa mục tiêu chương trình mức cao nhất trong khuôn khổ kiểm soát chặt chẽ.
- Việc quản lý theo các dự án, đơn hàng giúp cho thực hiện Chương trình một cách độc lập, song song với nhau giúp Chương trình, bảo đảm tiến độ thực hiện Chương trình trong bối cảnh khởi động đã chậm.
3.2.3. Hoàn thiện công cụ kiểm soát tài chính tài chính các dự án viễnthông công ích thông công ích
Để triển khai thực hiện dự án, cần ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hóa về phương thức thực hiện, danh mục Dịch vụ, giá cước, vùng cung cấp Dịch vụ, định mức hỗ trợ, cơ chế tài chính (thu nộp, hỗ trợ, cho vay,...), chế độ báo cáo... Như vậy, nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan là hoàn thành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện dự án. Trên cơ sở nhiệm vụ của các Bộ, địa phương, Quỹ, doanh nghiệp được giao trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ban hành các quy định xác định rõ nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị trong quá trình quản lý và thực hiện Chương trình, dự án, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện cũng như kiểm tra giám, giám sát. Đây là công cụ quan trọng để bộ phận kiểm soát có căn cứ thực hiện công tác của mình
Công cụ của hoạt động kiểm soát hoàn toàn mang “tính mềm” như hoàn thiện các chế độ chính sách, cơ chế của Nhà nước, của Bộ Thông tin và Truyền
thông, các quy định tiêu chuẩn quản lý ISO, TQM của VTF. Các phần mềm này cần được cập nhật thường xuyên và đưa vào quản lý bằng hệ thống cơ sở dữ liệu trong máy tính của mỗi kiểm soát viên. Đây là nội dung quan trọng cần thực hiện mà trước đây chưa làm, chưa tận dụng được các thiết bị tin học sẵn có
Hiện đại hóa hệ thống quản lý kiểm soát tài chính trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin là một giải pháp then chốt nhằm tạo đột phát trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của Quỹ. Cần xây dựng hệ thống ứng dụng tác nghiệp lõi (core-banking): Đây là hệ thống các ứng dụng tác nghiệp cốt lõi của các ngân hàng, Các ứng dụng này cần được tập trung xây dựng và sẽ là ứng dụng nền tảng chính phục vụ cho các hoạt động tín dụng cũng như kế toán của Quỹ và sẽ là công cụ trợ giúp hiệu quả cho các cán bộ nghiệp vụ của các phòng ban trong việc thực hiện và điều hành các tác nghiệp cụ thể.
Hệ thống thông tin hỗ trợ: Hệ thống này sẽ bao gồm các ứng dụng có khả năng cung cấp thông tin theo nhiều chiều để phục vụ cho việc hỗ trợ công tác quản lý của các cấp lãnh đạo (các báo cáo, phân tích rủi ro...). Các ứng dụng này sẽ được phân tích và thiết kế trên nền tảng kho dữ liệu (Dataware house), các thông tin dữ liệu chi tiết sẽ được lấy chủ yếu từ các hệ thống ứng dụng tác nghiệp lõi.
Hệ thống ứng dụng khác: Hệ thống quản lý nhân sự; Hệ thống quản lý tài sản; Hệ thống tra cứu các văn bản pháp quy của Quỹ; Hệ thống trang thông tin điện tử (Website) và hệ thống thư điện tử (email). Phần mềm và ứng dụng cần được phát triển phù hợp với chiến lược phát triển của Quỹ.