Điểm yếu và nguyên nhân

Một phần của tài liệu kiểm soát tài chính của quỹ dịch vụ viễn thông công ích việt nam đối với các dự án viễn thông công ích (Trang 91 - 95)

- Kế hoạch được Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt là: 105 dự án với tổng kinh phí 517 tỷ đồng.

2.3.2.2. Điểm yếu và nguyên nhân

- Điểm yếu:

Thứ nhất, Tồn tại lớn nhất trong hình thức kiểm soát tài chính các dự án viễn thông công ích của Quỹ là kiểm soát gián tiếp, thụ động. Nghĩa là chỉ khi có thông tin và được giao nhiệm vụ mới thực hiện kiểm soát. Nguyên nhân chủ yếu là do mô hình tổ chức, do các quy định về chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Quỹ, của Hội đồng quản lý, Cơ quan điều hành và Ban Kiểm soát nói riêng.

Thứ hai, Công tác kiểm soát trong đối với hoạt động tài chính còn đang từng bước hình thành, chi phí cho công tác hậu kiểm trong năm 2010 là 300 triệu, các chi phí này bao gồm đầu tư cơ sở vật chất, chi phí tổ chức đoàn kiểm tra (công tác phí, các chi phí đi lại, ăn ở...). Chi phí này ngày càng tăng tuy nhiên chưa nhiều để công tác hậu kiểm được tổ chức một cách thật hiệu quả. Hiện tại chưa có sai sót gì nghiêm trọng dẫn đến thất thoát vốn của nhà nước mà chỉ có những sai sót nhỏ trong hoạt động tài chính do sự sơ xuất của cán bộ tín dụng và doanh nghiệp thực hiện dự án.

Thứ ba, Tồn tại lớn nhất trong điều hành, quản lý và kiểm soát Chương trình, dự án là không đảm bảo được đúng thời gian thực hiện theo quy định đối với từng nội dung công việc trong quy trình thực hiện kiểm soát; việc phát hiện và đề xuất điều chỉnh các quy định không phù hợp với thực tế còn chậm, trách nhiệm của các đơn vị thực thi trong từng khâu của quy trình trong quá trình thực hiện Chương trình chưa được xác định rõ ràng, dẫn đến lúng túng, bị động và xử lý những vướng mắc gặp nhiều khó khăn, thời gian kéo dài.

dụng hoàn thiện, chưa phát huy vai trò phòng ngừa cảnh báo rủi ro: Vấn đề đặt ra là tại Quỹ chưa có sự tách bạch rõ ràng giữa các bộ phận trong việc quản lý dự án. Việc kiểm soát gặp khá nhiều khó khăn vì các kiểm soát viên và giám đốc lại không phát hiện được những sai phạm mà chỉ khi thực hiện công tác hậu kiểm thì những sai phạm này mới bộc lộ rõ. Điều này chứng tỏ công tác kiểm soát nội bộ chỉ có ý nghĩa phát hiện, chưa có tác dụng hoàn thiện. Kiểm soát nội bộ cũng chưa phát huy vai trò cảnh báo rủi ro. Những sai sót về mặt nghiệp vụ này sẽ là một trong hàng loạt các nguyên nhân làm tăng khả năng xảy ra rủi ro nghiệp vụ, dẫn tới tổn thất cho Quỹ nhưng lại không được cảnh báo và có sự chỉ đạo kịp thời. Những vấn đề nói trên cho thấy hệ thống kiểm soát nội bộ của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam đang hoạt động kém hiệu quả. Các hạn chế này thể hiện rất rõ ở cả công tác kiểm soát trong và công tác kiểm soát sau.

Thứ năm, Bộ máy quản lý theo dõi dự án của các doanh nghiệp, các Sở mới được hình thành, chủ yếu là giao thêm nhiệm vụ ở các đơn vị đã có sẵn; trong quá trình cũng phát sinh những thay đổi nên không bảo đảm tính liên tục, chuyên nghiệp.

Thứ sáu, Hệ thống tiêu chuẩn kiểm soát được xây dựng chưa dựa trên các tiêu chí đánh giá phù hợp: Thực tế cho thấy nếu có một hệ thống quy trình chuẩn, việc thực hiện nghiệp vụ và kiểm soát sẽ chặt chẽ hơn, tránh những sai lầm không đáng có trong thực hiện, mặt khác, nó sẽ giúp cho những cán bộ tín dụng, kế toán và kiểm soát mới vào hiểu rõ hơn và thao tác nghiệp vụ dễ dàng hơn. Hiện việc quản lý công việc nguồn tiền ra vào trong các dự án được thực hiện thủ công chứ chưa có phần mềm như của các ngân hàng. Vì vậy việc xảy ra sai sót là không thể tránh khỏi. Tỷ lệ sai phạm một phần do tác nghiệp, một phần do không có phần mềm để đảm bảo độ chính xác cao.

Thứ bảy, công tác chỉ đạo xây dựng kế hoạch cho ngành viễn thông chưa thực sự phù hợp với môi trường hiện nay việc xác định các chỉ tiêu, mục tiêu của kỳ kế hoạch chỉ mang tính thống kê định hướng, cho nên việc sử dụng các nguồn lực cho kỳ kế hoạch còn hạn chế. Dẫn đến công tác giám sát kiểm tra nhưng kết quả chưa đạt hiệu quả cao. Do vậy việc sử lý các sai phạm của các doanh nghiệp hoạt

động trong ngành cần một cơ chế chặt chẽ hơn. Trong bối cảnh hội nhập như hiện nay thì việc phải điều chỉnh công tác kế hoạch phát triển ngành viễn thông công ích cho phù hợp với yêu cầu của định hướng phát triển chung của ngành viễn thông là một yêu cầu cấp thiết.

- Nguyên nhân của điểm yếu:

Thứ nhất, mô hình tổ chức hoạt động kiểm soát hiện tại chưa phân định rõ chức năng giữa các bộ phận quản lý rủi ro và bộ phận tác nghiệp. Hiện nay các cán bộ tín dụng đang đồng thời thực hiện chức năng quản lý rủi ro và trực tiếp tác nghiệp. Bộ phận quản trị, nhập dữ liệu, lưu giữ hồ sơ về dự án… đồng thời là một do đó không đảm bảo được tính độc lập, khách quan. Lý do của việc này đó là Quỹ chưa ban hành quy trình cụ thể về quản lý rủi ro và quản trị rủi ro.

Thứ hai, Các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính điều hành về hoạt động hỗ trợ tài chính, đầu tư dự án viễn thông công ích thường xuyên sửa đổi, bổ sung hoặc còn thiếu, chưa đầy đủ. Do vậy, việc so sánh phân tích và tổng hợp trong kiểm soát tài chính còn gặp nhiều khó khăn. Lý do là Quỹ là một mô hình đặc thù, một tổ chức tài chính nhà nước chưa có tiền lệ và đang trong quá trình hoàn thiện về cơ cấu tổ chưc.

Cũng do gặp nhiều khó khăn, bất cập như trên nên vẫn còn một số văn bản hướng dẫn ban hành chậm, quá trình thực hiện bị hồi tố, tính ổn định về chính sách chưa cao dẫn đến khó khăn trong quá trình thực hiện; việc giao cho các Sở Thông tin và Truyền thông nhiệm vụ xác nhận sản lượng Dịch vụ viễn thông công ích làm cơ sở để thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ trong điều kiện các Sở Thông tin và Truyền thông mới thành lập, nhân lực, điều kiện hoạt động còn hạn chế. Quá trình thực hiện các quy định về quản lý và điều hành Chương trình, dự án gặp nhiều khó khan là do mô hình tổ chức, phương thức quản lý Dịch vụ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh khác nhau gây khó khăn rất lớn đối với các Sở Thông tin và Truyền thông, khó đảm bảo tiến độ, tính chính xác.

Thứ ba, Ban kiểm soát chưa phát huy được vai trò thực sự của việc kiểm soát nội bộ: việc kiểm soát của Ban kiểm soát chưa đi sâu vào kiểm soát tình hình thực

tế của hoạt động tài chính của dự án. Cụ thể việc kiểm soát chỉ dựa trên các báo cáo tổng hợp của bộ phận Tín dụng và số liệu tổng hợp của kế toán. Chưa có kiểm tra đột xuất, định kỳ như các tổ chức tài chính khác khi thành lập đoàn kiểm tra để phát hiện sai sót

Thứ tư, Thủ tục kiểm soát chưa chặt chẽ và chưa phát huy tác dụng do chưa đầy đủ, thể hiện ở việc không có kiểm tra chéo định kỳ và đột xuất giữa các cán bộ kế toán với nhau, không có sự phân chia các bộ phận phụ trách riêng từng mảng trong mỗi dự án. Hiện trạng này gây rủi ro tác nghiệp tiềm ẩn rất lớn đối với hoạt động kiểm soát. Việc duy trì một cán bộ cho vay quản lý một dự án vay có ưu điểm là quá trình theo dõi dự án được liên tục nên hiểu rõ về dự án hơn, nhưng lại có nhược điểm là nguy cơ nếu xảy ra sai sót trong bước đầu thì các bước sau sẽ sai sót một loạt và không phát hiện được

Các thủ tục kiểm soát được đánh giá là chưa đầy đủ. Hơn nữa, chất lượng của hệ thống kiểm soát tài chính lại phụ thuộc rất nhiều vào con người. Ý thức chấp hành của nhân viên không cao, làm việc đôi khi còn tuỳ tiện, đại khái, không hiểu rõ tầm quan trọng của việc tuân thủ đúng quy trình nghiệp vụ quản lý tài chính trong việc hạn chế và ngăn ngừa rủi ro.

Thứ năm, Nhân sự kiểm soát quá ít; trình độ và ý thức của nhân viên và kiểm soát viên chưa cao: Một trong những nguyên nhân của việc kiểm soát lỏng lẻo là nhân sự của phòng ban kiểm soát, ban quản lý dự án và bộ phận tín dụng quá ít không thể đảm đương một khối lượng công việc lớn theo nhu cầu hiện nay. Đây là lý do dẫn đến một cán bộ phải kiêm một lúc nhiều dự án và việc kiểm tra chéo không được diễn ra thường xuyên.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu kiểm soát tài chính của quỹ dịch vụ viễn thông công ích việt nam đối với các dự án viễn thông công ích (Trang 91 - 95)