Giám sát, đo lường việc thực hiện nhiệm vụ theo các tiêu chuẩn

Một phần của tài liệu kiểm soát tài chính của quỹ dịch vụ viễn thông công ích việt nam đối với các dự án viễn thông công ích (Trang 71 - 72)

- Quy định sử dụng tài chính của các dự án

2.2.3.3. Giám sát, đo lường việc thực hiện nhiệm vụ theo các tiêu chuẩn

* Kiểm soát chi phí các dự án bằng hệ thống chi phí tiêu chuẩn

Hệ thống chi phí tiêu chuẩn (standard cost systems) được các nhân viên kế toán quản trị sử dụng để trợ giúp cho các nhà quản lý trong việc kiểm soát chi phí của tổ chức. Hệ thống này có ba thành phần: chi phí tiêu chuẩn, chi phí thực tế, và biến động giữa chi phí thực tế và chi phí tiêu chuẩn.

- Chi phí tiêu chuẩn hay còn gọi là định mức chi phí (standard cost): là sự ước lượng chi phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm. Chi phí tiêu chuẩn được thiết lập cho từng khoản mục chi phí sản xuất (nguyên liệu trực tiếp, lao động trực tiếp, và sản xuất chung) dựa trên lượng tiêu chuẩn (ví dụ như số giờ lao động, số lượng nguyên liệu,… cần để sản xuất một đơn vị sản phẩm) và giá tiêu chuẩn của mỗi nhân tố đầu vào (ví dụ: giá ước tính cho1kg nguyên liệu, mức lương ước tính cho 1 giờ lao động, v.v…).

- Chi phí thực tế (actual cost): là chi phí phát sinh thực tế trong quá trình sản xuất, được nhân viên kế toán quản trị thu thập từ hệ thống kế toán của tổ chức.

- Biến động chi phí (cost variance): là chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí tiêu chuẩn (dự toán chi phí). Biến động chi phí được sử dụng để kiểm soát chi phí.

Tuy nhiên, trên thực tế, phương pháp này được thực hiện gián tiếp thông qua việc chỉ đạo thực hiện từ Ban Thẩm định Dự án của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam và các doanh nghiệp Viễn thông có liên quan đối với bộ phận tài

chính kế toán của các dự án viễn thông công ích nhằm tạo sự cân đối và kiểm soát các nhiệm vụ chi của các dự án, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn trong các dự án.

Dưới đây là bảng thuyết minh cho chi phí đầu tư bình quân để phát triển 500 điểm truy nhập IE không dây. Bảng này được lập căn cứ vào 08 Hồ sơ vay vốn các dự án mở rộng truyền dẫn giai đoạn 2008 – 2009 của tập đoàn viễn thông quân đôi Viette. Từ đó thốn kê Tổng mức đầu tư và số cáp quang (quy đổi 12 FO) để xác định chi phí đầu tư cho một điểm viễn thông công cộng

Bảng 2.9. Thuyết minh Chi phí đầu tư bình quân để phát triển

500 điểm truy nhập IE khôngdây

1. Thống kê phần truyền dẫn điểm truy nhập điện thoại và Internet theo

phương thức cáp quang (Số liệu tính toán dựa trên 8 dự án vay vốn của tập

đoàn Viettel để tính suất đầu tư cho hạng mục truyền dẫn cáp quang)

STT Tên dự án Tổng mức đầu tư(VN đồng) Số kmquang

Chi phí đầu tư bình quân/1

km quang (VN đồng)

1 Dự án mở rộng truyền dẫn Gia Lai 48.096.187.325 1.040 46.246.334

2 Dự án mở rộng truyền dẫn Bắc Giang 79.619.186.892 1.759 45.274.291

3 Dự án mở rộng truyền dẫn Lạng Sơn 51.067.676.740 1.120 45.596.140

4 Dự án mở rộng truyền dẫn Hà Tĩnh 56.091.722.681 1.220 45.976.822

5 Dự án mở rộng truyền dẫn Lâm đồng 70.043.721.837 1.500 46.695.815

6 Dự án mở rộng truyền dẫn Hòa Bình 46.457.313.559 1.020 45.546.386

7 Dự án mở rộng truyền dẫn Lào Cai 45. 816.707.857 1.000 45.816.708

8 Dự án mở rộng truyền dẫn Đắc Lắc 52. 482.767.047 1.160 45.243.765

Cộng 449.675.283.938 9.818 366.396.261

Một phần của tài liệu kiểm soát tài chính của quỹ dịch vụ viễn thông công ích việt nam đối với các dự án viễn thông công ích (Trang 71 - 72)