ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY COÅ PHAÀN PHUẽ LIEÄU MAY NHA TRANG
2.1.8. Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của Công ty
2.1.8.1. Phân tích kết cấu và biến động của tài sản: (xem bảng 4 trang 37) Nhận xét
v Về sự biến động tài sản:
Tổng tài sản của của Công ty năm 2003 tăng hơn so với năm 2002 là 1.916.904 (ngàn đồng) tương ứng với mức tăng là 6,48%. Sang năm 2004, Tổng tài sản tăng 2.929.693,5 (ngàn đồng) so với năm 2003 tương ứng với mức tăng là 9,30%. Trong đó:
oTSLĐ và ĐTTCNH năm 2003 tăng so với năm 2002 là 137.652 (ngàn đồng) tương đương tăng 0,93% và năm 2004 tăng 199.635,5 (ngàn đồng) tương đương tăng 1,34% so với năm 2003. Sự tăng lên này là do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
+ Tiền năm 2003 tăng so với năm 2002 là 323.006,5 (ngàn đồng) tương đương tăng 40,78% và năm 2004 tiền tăng 211.020 (ngàn đồng) so với năm 2003 tương đương tăng 18,93%. Chứng tỏ công ty chưa huy động hết lượng tiền này vào sản xuất kinh doanh hay nói cách khác Công ty chưa có kế hoạch đẩy lượng tiền này vào lưu thông để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
+ Các khoản phải thu năm 2003 giảm so với năm 2002 là 83.170 (ngàn đồng) tương đương với mức giảm là 3,73%, là do Công ty thực hiện tốt việc thu hồi nợ, nhưng sang năm 2004 lại tăng 150.628,5 (ngàn đồng) tương đương tăng 7,03%. Điều này cho thấy năm 2004 Công ty đã để cho khách hàng chiếm dụng vốn. Vì vậy Công ty cần tích cực đẩy mạnh công tác thu hồi nợ nhằm sớm đưa số vốn bị chiếm dụng vào lưu thông nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Bảng 4: Phân tích sự biến động và kết cấu tài sản của Công ty ISE:
Naêm 2002 – 2004
ẹVT:1.000ủ
Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 So sánh 03/02 So sánh 04/03
KHOẢN MỤC
Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ A. TSLĐ và ĐTTCNH 14.772.289,5 49,95 14.909.941,5 47,34 15.109.577,0 43,89 137.652,0 0,93 199.635,5 1,34 I. Tieàn 791.978,0 2,68 1.114.984,5 3,54 1.326.004,5 3,85 323.006,5 40,78 211.020,0 18,93 II. Các khoản phải thu 2.227.118,5 7,53 2.143.948,5 6,81 2.294.577,0 6,67 -83.170,0 -3,73 150.628,5 7,03 III. Hàng tồn kho 11.502.108,0 38,89 11.493.646,0 36,49 11.321.067,5 32,89 -8.462,0 -0,07 -172.578,5 -1,50 IV. TSLĐ khác 234.748,5 0,79 136.501,5 0,43 146.468,5 0,43 -98.247,0 -41,85 9.967,0 7,30 V. Chi sự nghiệp 16.336,5 0,06 20.861,0 0,07 21.459,5 0,06 4.524,5 27,70 598,5 2,87 B. TSCĐ và ĐTTCDH 14.804.629,5 50,05 16.583.881,5 52,66 19.313.939,5 56,11 1.779.252,0 12,02 2.730.058,0 16,46 I. TSCẹ 13.375.733,5 45,22 14.895.790,5 47,30 17.575.413,5 51,06 1.520.057,0 11,36 2.679.623,0 17,99 II. Các khoản ĐTTCDH 1.311.660,5 4,43 1.540.520,5 4,89 1.587.058,0 4,61 228.860,0 17,45 46.537,5 3,02 III. Chi phí XDCBDD 117.235,5 0,40 147.570,5 0,47 151.468,0 0,44 30.335,0 25,88 3.897,5 2,64 Tổng cộng Tài Sản 29.576.919,0 100,00 31.493.823,0 100,00 34.423.516,5 100,00 1.916.904,0 6,48 2.929.693,5 9,30
+ Hàng tồn kho năm 2003 giảm 8.462 (ngàn đồng) so với năm 2002 tương đương giảm 0,07% và sang năm 2004 lại tiếp tục giảm 172.578,5 (ngàn đồng) tương đương giảm 1,5%. Nguyên nhân là do Công ty tăng lượng hàng gửi bán và giảm lượng thành phẩm lưu kho. Điều này cho thấy Công ty đã dần dần thực hiện tốt công tác tiêu thụ giúp cho Công ty không bị ứ đọng vốn. Tuy nhiên lượng tăng này không đáng kể.
+ TSLĐ khác năm 2003 giảm 98.247 (ngàn đồng) so với năm 2002 tương đương giảm 41,85% là do Công ty thu hồi được các khoản tạm ứng và năm 2004 tăng 9.967 (ngàn đồng) so với năm 2003 tương đương tăng 7,3% nguyên nhân là do các khoản tạm ứng cho nhân viên đi tăng.
+ Chi sự nghiệp năm 2003 tăng 4.524,5 (ngàn đồng) so với năm 2002 tương đương tăng 27,70% và năm 2004 tăng 598,5 (ngàn đồng) tương đương tăng 2,87%.
o TSCĐ và ĐTDH năm 2003 tăng 1.779.252 (ngàn đồng) so với năm 2002 tương đương tăng 12,02%. Sang năm 2004, TSCĐ và ĐTDH tăng 2730.058 (ngàn đồng) tương đương tăng 16,46% là do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
+ TSCĐ năm 2003 tăng 1.520.057 (ngàn đồng) tương đương tăng 11,36% so với năm 2002 và năm 2004 TSCĐ tăng 2.730.058 (ngàn đồng) so với năm 2003 tương đương tăng 16,46%. Nguyên nhân là do Công ty chú ý đầu tư, mua sắm mới máy móc thiết bị để mở rộng sản xuất.
+ Các khoản đầu tư dài hạn năm 2003 tăng 228.860 (ngàn đồng) so với năm 2002 tương đương tăng 17,45%. Sang năm 2004 khoản này lại tăng hơn so với năm 2003 là 46.537,5 (ngàn đồng) tương đương tăng 3,02%. Nguyên nhân là do Công ty hợp tác liên doanh với các đơn vị khác.
+ Chi phí xây dựng cơ bản dở dang năm 2003 tăng 30.335 (ngàn đồng) so với năm 2002 tương đương tăng 28,88% và năm 2004 tiếp tục tăng 3.897,5 (ngàn đồng) tương đương tăng 2,64%. Nguyên nhân là do một số nhà cửa đang xây dựng chưa hoàn thành để đi vào sử dụng.
v Về kết cấu tài sản:
TSCĐ và ĐTDH chiếm tỷ trọng cao hơn so với TSLĐ và ĐTNH đồng thời còn tăng dần qua các năm, trong đó TSCĐ chiếm tỷ trọng cao nhất. Điều này
chứng tỏ Công ty đang đầu tư vào máy móc thiết bị, công nghệ để mở rộng sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Tuy nhiên, qua các năm ta thấy trong tổng tài sản thì hàng tồn kho cũng chiếm tỷ trọng khá cao, điều này cho thấy Công ty chưa có kế hoạch hợp lý về dữ trữ hàng tồn kho làm cho hàng tồn kho bị ứ đọng quá lớn ảnh hưởng đến tình hình lưu động vốn của Công ty. Vì vậy, Công ty cần có biện pháp để tích cực thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm.
Tóm lại, qua bảng phân tích ta thấy, Tổng tài sản của Công ty tăng dần qua các năm điều này cho thấy Công ty làm ăn có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, quy mô ngày càng tăng.
2.1.8.2. Phân tích kết cấu và biến động của nguồn vốn: (xem bảng 5 trang 40)