PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN QUY TRÌNH XÂY DỰNG VĂN BẢN LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Quy trình xây dựng văn bản luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 78)

d. Thảo luận và thông qua văn bản luật ở kỳ họp của Quốc hộ

3.1. PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN QUY TRÌNH XÂY DỰNG VĂN BẢN LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

XÂY DỰNG VĂN BẢN LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1. PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN QUY TRÌNH XÂY DỰNG VĂN BẢN LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật có chất lượng tốt cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện và tổ chức thực hiện việc tuân thủ nghiêm chỉnh hệ thống pháp luật đó trong đời sống nhà nước và xã hội là một trong những nhiệm vụ trung tâm, một đòi hỏi cấp thiết, một tất yếu khách quan của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa đang tiến hành ở nước ta. Vì vậy, đổi mới quy trình xây dựng văn bản luật ở Việt Nam hiện nay phải được ưu tiên hàng đầu.

Việc xây dựng và phát triển nền kinh thế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay đặt ra yêu cầu đổi mới quy trình lập pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật. Bởi vì, pháp luật suy cho cùng ra đời theo đòi hỏi của các quan hệ kinh tế, do các quan hệ kinh tế quyết định. Nhưng sau khi ra đời, nếu phù hợp với đòi hỏi của các quan hệ kinh tế, pháp luật lại có tác động trở lại một cách tích cực đến các quan hệ kinh tế, làm cho các quan hệ kinh tế phát triển. Chính vì thế, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ phải "đổi mới và hoàn thiện khung pháp lý, tháo gỡ mọi trở ngại về cơ chế chính sách và thủ tục hành chính để phát huy tối đa mọi nguồn lực, tạo sức bật mới cho sản xuất, kinh doanh của mọi thành phần kinh tế với các hình thức sở hữu khác nhau". Pháp luật có vai trò cực kỳ quan trọng trong xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Không sớm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật với chất lượng tốt sẽ không sớm tạo ra được môi trường pháp lý bình đẳng, thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế tồn tại và phát triển; các chủ trương phát huy nội lực, tăng nhanh vốn

đầu tư từ trong nước và nhất là từ nước ngoài, tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân... sẽ tiến triển rất chậm chạp, khó đi vào cuộc sống và khó trở thành hiện thực. Có thể khẳng định rằng, không có một hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ, thống nhất, khả thi và minh bạch thì không thể phát huy được mọi nguồn lực, không có vốn để đầu tư, không thể có công nghệ cao để đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, không thể có quản lý tiên tiến có hiệu lực và hiệu quả, không thể có các loại hình thị trường tồn tại và phát triển lành mạnh, không thể có phương tiện tổ chức và thực hiện trên quy mô cả nước các chính sách xã hội, không thể có dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh như đường lối của Đảng đã đề ra. Thực tiễn chỉ ra rằng nhiều nước vốn không giàu có về tài nguyên, nhưng đã đi lên một cách nhanh chóng nhờ phát huy nhân tố con người và có môi trường pháp lý tốt.

Nền kinh tế thị trường vốn là nền kinh tế với các quan hệ rất đa dạng, phong phú, năng động và phức tạp. Ở nước ta, nền kinh tế đó lại đòi hỏi phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó càng đòi hỏi vai trò to lớn của pháp luật trong việc điều chỉnh để định hướng cho sự phát triển đa dạng các quan hệ kinh tế, nhưng hạn chế được và tiến tới loại bỏ các yếu tố tự phát, ngẫu nhiên tuỳ tiện; ngăn ngừa được các yếu tố gây mất ổn định, rối loạn, khủng hoảng, thiết lập được trật tự các quan hệ kinh tế ổn định và phát triển bền vững.

Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân đòi hỏi không thể không xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, không thể không đề cao vai trò của pháp luật trong đời sống nhà nước và đời sống xã hội. Bởi vì, Nhà nước pháp quyền, trước hết là một Nhà nước có hệ thống pháp luật tốt cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện và hệ thống pháp luật đó được mọi người đề cao và tôn trọng.

Ở nước ta, trong mối quan hệ đối với Đảng lãnh đạo, pháp luật chính là phương tiện để thể chế hoá đường lối lãnh đạo của Đảng, làm cho đường lối đó có hiệu lực và thực thi trên quy mô toàn xã hội. Trong mối quan hệ với Nhà nước, pháp luật là phương tiện tổ chức và hoạt động của chính mình, là sự ghi nhận về mặt pháp lý trách nhiệm của Nhà nước đối với xã hội và cá nhân công dân, là phương tiện quản lý nhà nước có hiệu lực và hiệu quả đối với mọi mặt đời sống xã hội. Trong mối quan hệ với các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, pháp luật là phương tiện đảm bảo cho quần chúng nhân dân lao động tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội thông qua các tổ chức của mình. Pháp luật là phương tiện thể chế, ghi nhận sự phát triển của nền dân chủ, đảm bảo cho tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Có thể nói, đối với toàn bộ hệ thống chính trị, pháp luật là phương tiện hàng đầu để thiết lập các nguyên tắc quan trọng nhất về tổ chức và hoạt động của toàn bộ hệ thống, là nhân tố đảm bảo cho các yếu tố của hệ thống hoạt động nhịp nhàng, ăn khớp, thống nhất nhưng có sự phân công và phối hợp, là thước đo về tính hợp pháp, hợp chính trị, hợp đạo lý của các thành viên hoạt động trong hệ thống đó.

Đối với cá nhân, pháp luật là phương tiện ghi nhận và thể chế hoá các quyền con người, quyền công dân và đảm bảo về mặt pháp lý cho các quyền đó được thực hiện. Mặt khác, do ghi nhận một cách chính thức các giá trị của con người mà pháp luật trở thành phương tiện để các thành viên của xã hội có điều kiện bảo vệ lợi ích hợp pháp của chính mình. Các vấn đề về an sinh xã hội, về tính mạng và tài sản, danh dự và nhân phẩm, tự do, bình đẳng và công bằng đều gắn chặt với vai trò điều chỉnh của pháp luật. Có thế nói pháp luật là phương tiện để đề cao nhân tố con người và phát huy sức mạnh của nó trong mối quan hệ với quyền lực nhà nước. Chính vì vậy mà mức độ hoàn thiện pháp luật và tuân thủ pháp luật trở thành một tiêu chí để đánh giá tính pháp

quyền của một nhà nước. Và để phục vụ tốt cho việc quản lý nhà nước thì pháp luật là một trong những công cụ quan trọng nhất, trong đó đặc biệt là các bộ luật và luật do Quốc hội ban hành. Trong thời gian qua, mặc dù quy trình xây dựng văn bản luật đã có nhiều sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, quy trình đó vẫn bộc lộ một số hạn chế nhất định. Trong thời gian tới, quy trình xây dựng văn bản luật cần quán triệt phương hướng sau:

Một là, thể chế hoá các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về

đổi mới quy trình lập pháp, lập quy, về hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm tăng cường dân chủ, công khai, minh bạch trong quá trình xây dựng văn bản luật.

Hai là, cần bảo đảm thực hiện nhất quán nguyên tắc Nhà nước pháp

quyền trong toàn bộ quy trình từ giai đoạn sáng kiến lập pháp, soạn thảo, lấy ý kiến góp ý, thẩm định, thẩm tra, chỉnh lý dự thảo trước khi ban hành cho đến ký ban hành, công bố, đăng công báo, kiểm tra, giám sát văn bản sau khi ban hành. Nguyên tắc thống nhất của Nhà nước pháp quyền: Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Một trong những yêu cầu cơ bản nhất của quy trình ban hành văn bản luật là tuân thủ Hiến pháp, bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã được Hiến pháp quy định, điều chỉnh các quan hệ xã hội mà Nhà nước thấy cần phải có để phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tính bắt buộc thực hiện của quy định quy phạm pháp luật, bảo đảm tính công bằng, tính nhất quán và tính ổn định của hệ thống pháp luật.

Ba là, cần phải xây dựng một quy trình xây dựng văn bản luật thống

nhất, gọn nhẹ, áp dụng chung cho tất cả các loại văn bản luật để có thể ban hành nhanh, đáp ứng yêu cầu về tiến độ xây dựng văn bản luật theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, mà vẫn bảo đảm yêu cầu về chất lượng do Quốc hội, Chính phủ đặt ra.

Bốn là, cần bảo đảm tính kế thừa, luật hoá một số quy định của các văn

bản dưới luật liên quan đến hoạt động xây dựng văn bản luật đã được thực tiễn kiểm nghiệm; giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quy trình xây dựng văn bản luật;

Năm là, bảo đảm thực hiện cam kết WTO về minh bạch hoá pháp luật

trong suốt quy trình xây dựng văn bản luật. Thực hiện cam kết WTO về minh bạch hoá pháp luật cũng là tăng cường công khai, dân chủ theo chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện quy trình xây dựng văn bản luật, bảo đảm các quy định pháp luật thể hiện nguyện vọng của nhân dân và nhân dân có quyền tham gia xây dựng pháp luật.

Sáu là, phân định lại chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ quan

tham gia vào quy trình xây dựng văn bản luật.

Bảy là, đổi mới tổ chức, đầu tư nguồn nhân lực và kinh phí hoạt động

cho các thiết chế trực tiếp tham gia vào quy trình xây dựng văn bản luật.

Một phần của tài liệu Quy trình xây dựng văn bản luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)