Những ƣu điểm cơ bản

Một phần của tài liệu Quy trình xây dựng văn bản luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 43 - 47)

d. Thảo luận và thông qua văn bản luật ở kỳ họp của Quốc hộ

2.1.1.Những ƣu điểm cơ bản

Kể từ khi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 ra đời, công tác lập chương trình xây dựng luật đã được coi trọng, trở thành khâu quan trọng trong toàn bộ quy tình xây dựng văn bản. Hoạt động lập chương trình đã tạo thế chủ động cho các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng, nhất là chủ động lựa chọn ưu tiên ban hành văn bản đáp ứng nhu cầu điều chỉnh xã hội.

Với quy định từ Điều 22 tới Điều 29 thì Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc lập dự kiến Chương trình xây dựng luật. Xuất phát từ chính vị trí, chức năng và nhiệm vụ hành pháp, trực tiếp quản lý xã hội nên Chính phủ phát hiện và nhận dạng nhanh các nhu cầu từ thực tiễn cần có pháp luật điều chỉnh. Do vậy, những đề xuất sáng kiến lập pháp do cơ quan này sẽ đảm bảo tính khả thi cao. Ngoài ra, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 đã có những quy định mở rộng quyền sáng kiến lập pháp của đại biểu Quốc hội.

Trong thời gian qua, Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thực hiện tốt quy định của các điều 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28 và 29 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về trình tự lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Căn cứ vào dự kiến chương trình của Chính phủ, đề nghị xây dựng luật của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội, ý kiến thẩm tra của Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội.

Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh cả nhiệm kỳ Quốc hội khoá X có 127 dự thảo được đưa ra bao gồm 75 dự thảo luật, 52 dự thảo pháp lệnh. Trong đó chương trình chính thức gồm 104 dự thảo (52 dự thảo luật, 52 dự

thảo pháp lệnh); chương trình chuẩn bị gồm 23 dự thảo. Cho đến năm 2001, Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua được 1 bộ luật, 31 luật, 39 pháp lệnh. Như vậy, việc lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh kể từ khi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định số 101/NĐ-CP ban hành ngày 23 tháng 9 năm 1997 đã phần nào đáp ứng được yêu cầu kế hoạch công tác lập pháp, lập quy. Trong gần 7 năm thi hành Nghị định 101/NĐ-CP, chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của nhiệm kỳ Quốc hội khoá X (1998 - 2002) và các chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của các năm 1998, 1999, 2000, 2001, 2002 đã được chuẩn bị khá tốt, tạo thuận lợi cho việc triển khai công tác xây dựng số lượng lớn các luật, pháp lệnh.

Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XI gồm 137 dự án, trong đó có 66 dự án luật, nghị quyết của Quốc hội và 52 dự án pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thuộc Chương trình chính thức; 19 dự án luật thuộc Chương trình chuẩn bị. Trong nhiệm kỳ, Quốc hội đã 6 lần điều chỉnh Chương trình, bổ sung 45 dự án luật, pháp lệnh và nghị quyết, trong đó có 12 dự án pháp lệnh được nâng lên thành luật. Như vậy, tổng số dự án thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XI là 170 dự án, gồm 118 dự án luật và nghị quyết của Quốc hội, 52 dự án pháp lệnh và nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Kết quả Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua được 135 dự án, gồm 84 luật, 35 pháp lệnh, 16 nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật.

So với nhiệm kỳ Quốc hội khoá X, công tác xây dựng pháp luật của Quốc hội khoá XI đạt được những kết quả đáng khích lệ. Gần 80% số dự án có trong chương trình đã được thông qua, các dự án còn lại ở mức độ khác nhau đều đã được Chính phủ, các cơ quan, tổ chức hữu quan chuẩn bị. Công tác xây dựng pháp luật đã kịp thời thể chế hoá các chủ trương, đường lối của Đảng, ban hành được số lượng lớn nhất văn bản luật, pháp lệnh trong một nhiệm kỳ, tạo lập được khung pháp luật đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong quản

lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đặc biệt đã góp phần quan trọng đưa đất nước hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

Theo Tờ trình số 71/TTr - UBTVQH 12 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XII ngày 12 tháng 11 năm 2007 về Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XII (2007- 2011) gồm 94 dự án thuộc Chương trình chính thức (84 dự án luật, 10 dự án pháp lệnh); 34 dự án luật thuộc Chương trình chuẩn bị, cụ thể Chương trình chính thức gồm: Lĩnh vực kinh tế: 21 dự án luật; Các lĩnh vực tổ chức bộ máy nhà nước, hành chính, dân sự, hình sự, tư pháp: 24 dự án luật, 06 dự án pháp lệnh; Các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, xã hội, khoa học, công nghệ và môi trường: 34 dự án luật; Các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đối ngoại: 05 dự án luật, 04 dự án pháp lệnh. Trong số này, có khoảng 40 dự án luật, pháp lệnh thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XI chuyển sang. Các dự án này ở mức độ khác nhau đều đã được các cơ quan có trách nhiệm chuẩn bị, số còn lại chủ yếu là các dự án sửa đổi, bổ sung, các vấn đề đang được điều chỉnh bằng văn bản của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ hoặc được nâng lên từ pháp lệnh. Kết quả Quốc hội khoá XII đã thông qua được 64 luật.

Theo Báo cáo ngày 16 tháng 11 năm 2011 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về Dự kiến tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XIII thì Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khoá XIII gồm 81 dự án luật, 05 dự án pháp lệnh thuộc Chương trình chính thức và 37 dự án luật, 04 dự án pháp lệnh thuộc Chương trình chuẩn bị.

Có thể thấy rằng Chương trình xây dựng luật trong nhiệm kỳ và hằng năm của Quốc hội đã được các cơ quan hữu quan chuẩn bị trên cơ sở quán triệt và thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, các Nghị

quyết của Ban Chấp hành trung ương và Bộ Chính trị về cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đặc biệt các uỷ ban của Quốc hội đã chủ động, tích cực tham gia ý kiến với việc xây dựng Chương trình xây dựng luật của Quốc hội, đưa ra những quan điểm và chính kiến về những dự án luật trọng điểm thuộc phạm vi, lĩnh vực mình phụ trách cần được ưu tiên, kiến nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đưa ra khỏi chương trình chính thức đối với những dự án luật chưa thật sự cấp thiết, đồng thời ủng hộ đưa vào chương trình chính thức những dự án luật mà thực tiễn cuộc sống đòi hỏi… Những lĩnh vực mà Chương trình xây dựng luật thời gian qua đã tập trung và ưu tiên gồm có: Thứ

nhất: xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các thiết

chế trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân;

Thứ hai: xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền con người, quyền

tự do, dân chủ của công dân; Thứ ba: hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa; Thứ tư: xây dựng và hoàn thiện pháp luật về

giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, văn hoá - thông tin, thể dục thể thao, dân tộc, tôn giáo, dân số, gia đình và trẻ em; Thứ năm: xây dựng và

hoàn thiện pháp luật về quốc phòng - an ninh; Thứ sáu: xây dựng và hoàn

thiện pháp luật phục vụ hội nhập quốc tế. Như vậy, việc xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình xây dựng luật thời gian qua đã tập trung nhiều hơn cho lĩnh vực xã hội, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ.

Chương trình xây dựng luật của Quốc hội, đã đạt được những thành tựu trên là do công cuộc đổi mới, Hiến pháp 1992 ra đời quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp; Đặc biệt hơn nữa là sự ra đời của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 đã được sửa đổi bổ sung năm 2002 và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 quy định về trình tự, thủ tục cho hoạt động xây dựng luật, mở rộng chủ thể sáng kiến lập pháp.

Một phần của tài liệu Quy trình xây dựng văn bản luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 43 - 47)