Khái niệm quy trình xây dựng văn bản luật

Một phần của tài liệu Quy trình xây dựng văn bản luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 31 - 32)

d. Quan điểm lập pháp ở Việt Nam

1.2.1.Khái niệm quy trình xây dựng văn bản luật

“Quy trình là trình tự phải tuân theo để tiến hành một công việc nào đó” - Theo sách Từ điển Tiếng việt, Nhà xuất bản Khoa học - xã hội, 1994. Do đó, quy trình xây dựng văn bản luật là cách thức, trình tự xây dựng, ban hành văn bản luật. Đây là hoạt động khá phức tạp bao gồm phạm vi các hành vi kế tiếp nhau, có quan hệ chặt chẽ với nhau, do nhiều chủ thể có vị trí, chức năng, quyền hạn khác nhau tiến hành nhằm chuyển hoá ý chí của giai cấp cầm quyền thành những quy tắc pháp lý, thể hiện chúng dưới những hình thức pháp luật.

Tuy nhiên, đối với mỗi văn bản luật khác nhau thì trong quy trình cũng có những đặc trưng riêng. Với Hiến pháp, đây là văn bản luật có giá trị pháp lý cao nhất nên quy trình lập hiến về cơ bản khác với quy trình lập pháp ở một số điểm sau: quy trình lập hiến phải do Hiến pháp quy định; việc ban hành,

sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải thuộc quyền của nhân dân nói chung, hoặc cơ quan đại diện có thẩm quyền cao nhất của nhân dân (Quốc hội) thông qua theo một trình tự thủ tục đặc biệt vì Hiến pháp điều chỉnh và bảo vệ những quan hệ xã hội quan trọng nhất, cơ bản nhất, và là công cụ để bảo vệ thành quả đấu tranh cách mạng. Hay khi xây dựng nghị quyết không đòi hỏi phải có giai đoạn lập chương trình xây dựng trong khi đó, việc lập chương trình xây dựng với bộ luật, luật là bắt buộc.

Mặc dù có những điểm khác nhau nhưng quy trình xây dựng các văn bản luật đều mang tính chặt chẽ, lôgíc. Sự kết thúc mỗi bước của quy trình xây dựng đánh dấu một trình độ phát triển về chất của quy trình hình thành văn bản.

Một phần của tài liệu Quy trình xây dựng văn bản luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 31 - 32)