Tiếp tục đổi mới quy trình lập pháp nhằm nâng cao chất lượng văn bản và đẩy nhanh quá trình soạn thảo văn bản luật

Một phần của tài liệu Quy trình xây dựng văn bản luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 95 - 96)

văn bản và đẩy nhanh quá trình soạn thảo văn bản luật

Luật là sản phẩm lao động trí tuệ của nhiều cơ quan, cá nhân. Để phát huy dân chủ, thu thập được nhiều ý kiến của nhân dân cần đổi mới việc lấy ý kiến của các tầng lớp nhân dân trước và sau khi soạn thảo dự án luật, sao cho thiết thực, có chất lượng, tránh hình thức. Đồng thời, xây dựng cơ chế đề cao trách nhiệm và phối kết hợp một cách chặt chẽ giữa các khâu, các công đoạn cũng như các chủ thể có thẩm quyền trong soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, cho ý kiến và thông qua văn bản luật.

Cần quan tâm đến khâu khảo sát thực tế, thu thập thông tin chính xác, khách quan để phản ánh vào trong luật đảm bảo sự phù hợp của luật với thực tiễn khách quan. Bên cạnh đó, Quốc hội nên sớm áp dụng cơ chế Luật sửa nhiều luật để rút ngắn thời gian và bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ cho hệ thống pháp luật;

Phải xác định tính bắt buộc của việc phân tích chính sách trong toàn bộ quy trình xây dựng văn bản luật. Đặc biệt, việc hoạch định chính sách phải được tiến hành trước khi lập chương trình xây dựng văn bản luật nhằm khắc phục tình trạng mặc dù các nghị quyết của Đảng đã đề ra chủ trương, chính sách nhưng quá trình thể chế hoá các chủ trương, chính sách này từ phía cơ quan nước có thẩm quyền bị vướng mắc, bị động, và không kịp thời.

Tập trung công tác soạn thảo dự án luật vào một đầu mối cơ quan là Bộ Tư pháp hoặc một thiết chế khác trực thuộc Chính phủ (gọi chung là cơ quan soạn thảo chuyên trách). Đây là một cơ quan mang tính chuyên môn pháp lý, sử dụng kỹ thuật lập pháp để soạn thảo dự án luật. Việc đổi mới công tác soạn

thảo luật như vậy sẽ tăng cường tính chuyên môn hoá cao ở từng khâu, từng công đoạn trong quá trình soạn thảo luật.

Khắc phục tình trạng luật quy định chung chung, lệ thuộc vào văn bản của cấp dưới như hiện nay, Quốc hội cần quy định chi tiết trong luật những lĩnh vực đã ổn định và quan trọng; hạn chế tình trạng uỷ quyền cho Chính phủ quy định chi tiết những quan hệ xã hội còn biến động và những chính sách chưa ổn định;

Cần sớm xây dựng quy trình nội luật hoá các điều ước quốc tế mà nước ta đã ký kết, gia nhập.

Một phần của tài liệu Quy trình xây dựng văn bản luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 95 - 96)