Một số kiến nghị khác

Một phần của tài liệu Quy trình xây dựng văn bản luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 110 - 114)

d. Tăng cường trách nhiệm của Chính phủ và các Bộ trong hoạt động xây dựng pháp luật với tư cách là cơ quan trình dự án luật

3.2.9.Một số kiến nghị khác

Việc đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam hiện nay đồng nghĩa với yêu cầu phải xây dựng một hệ thống pháp luật toàn diện, đồng bộ. Để thực hiện tốt công tác xây dựng pháp luật cũng như công tác tư pháp chúng ta cần phải tiến hành đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức là công tác pháp luật. Đặc biệt, trong thời gian tới đòi hỏi chúng ta không chỉ phát triển một đội ngũ “chuyên viên pháp lý thuần tuý” mà cần phải có một định hướng lâu dài, một chiến lược dài hạn để xây dựng và phát triển đội ngũ công chức chuyên sâu công tác xây dựng pháp luật trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề.

Bên cạnh đó, các trường đào tạo luật phải đưa lý thuyết và kỹ năng lập pháp thành một môn học độc lập nhằm trang bị những vấn đề cơ bản lý luận và kỹ năng soạn thảo văn bản luật cho các nhà làm luật sau này.

Ngoài ra, các viện nghiên cứu về chính sách, pháp luật cần mở nhiều các lớp tập huấn, hội thảo trao đổi khoa học về lý thuyết và kỹ năng lập pháp cho các cán bộ đang trực tiếp làm công tác xây dựng pháp luật.

KÕt luËn ch-¬ng 3:

Văn bản luật nói riêng và văn bản quy phạm pháp luật nói chung đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Để tiến tới xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân đòi hỏi hệ thống pháp luật Việt Nam phải hoàn chỉnh, toàn diện. Có nghĩa là văn bản được ban hành phải có nội dung phù hợp với đường lối chính sách của Đảng; phù với nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nhân dân; phù hợp với tự do tín ngưỡng, phong tục tập quán, truyền thống văn hoá, đạo đức của dân tộc; Đặc biệt là phải phù hợp với sự vận động và phát triển kinh tế xã hội đất nước tại thời điểm văn bản đó ra đời. Tức là văn bản đó vừa hợp pháp vừa phải hợp lý thì tính khả thi trong thực tiễn cuộc sống mới đạt hiệu quả cao. Đồng thời văn bản đó còn phải được ban hành đúng thẩm quyền, đúng hình thức và đúng thủ tục theo quy định của pháp luật, thể hiện được kỹ thuật lập pháp ở trình độ cao.

Tuy nhiên thực tế hiện nay vẫn còn rất nhiều văn bản luật chưa thoả mãn các cầu đó. Vì vậy, chúng ta cần có những giải pháp khắc phục khiếm khuyết của văn bản bằng cách: Tuân thủ đúng quy định pháp luật về xây dựng văn bản, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho các chủ thể có thẩm quyền trong cả quy trình xây dựng văn bản luật; đầu tư kinh phí kịp thời và phù hợp hơn cho công tác xây dựng văn bản luật; xử lý nghiêm minh, kịp thời những văn bản có dấu hiệu sai phạm… để hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn chỉnh, thống nhất hơn, toàn diện hơn và phát huy tốt vai trò của pháp luật là công cụ đắc lực để Nhà nước quản lý xã hội.

KẾT LUẬN

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật có chất lượng tốt cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện và tổ chức thực hiện việc tuân thủ nghiêm chỉnh hệ thống pháp luật đó trong đời sống nhà nước và xã hội là một trong những nhiệm vụ trung tâm, một đòi hỏi cấp thiết, một tất yếu khách quan của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa đang tiến hành ở nước ta. Vì vậy, hoạt động xây dựng và ban hành văn bản luật của Quốc hội luôn luôn được đề cao, không ngừng đổi mới nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay.

Trên thực tế, hoạt động lập pháp là hoạt động khá phức tạp, mang tính sáng tạo cao, đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian, kinh phí và nhất là cán bộ phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao về soạn thảo văn bản, vì đối tượng điều chỉnh của pháp luật luôn luôn biến đổi. Nên phạm vi nhận thức được sự vận động và biến đổi đó để phản ánh nhu cầu phát triển của các quan hệ xã hội vào nội dung văn bản là hết sức khó khăn. Từ đó càng khẳng định hoạt động xây dựng văn bản luật của Quốc hội là một trong những vấn đề quan trọng nhất cần được nghiên cứu, nhằm phục vụ công việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Qua việc nghiên cứu đề tài “Quy trình xây dựng văn bản luật ở Việt Nam hiện nay”, tác giả rút ra một số kết luận sau:

- Hoạt động xây dựng văn bản luật được Đảng và Nhà nước ta quan tâm kể từ khi đất nước tiến hành chuyển đổi sang cơ chế thị trường, nhất là kể từ khi nước ta bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Qua thời một thời gian thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm năm 2008, số lượng văn bản luật ngày càng được ban hành nhiều và điều chỉnh rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh đó, quy trình xây dựng văn bản luật vẫn còn tồn tại một số hạn chế khiến cho luật ban hành ra

khó áp dụng trong thực tiễn, nhiều luật khung, luật ống, chất lượng văn bản luật chưa cao nên thường xuyên sửa đổi, bổ sung.

- Để hoàn thiện quy trình xây dựng văn bản luật đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động hội nhập kinh tế, quốc tế, luận văn đã tập trung nghiên cứu sâu từng thủ tục trong quá trình xây dựng văn bản luật; đánh giá một cách đúng đắn và toàn diện thực trạng xây dựng văn bản luật của Quốc hội Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp một phần nhỏ cho các nhà làm luật xem xét, tham khảo cho việc xây dựng văn bản luật trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Quy trình xây dựng văn bản luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 110 - 114)