Tăng cƣờng hợp tác quốc tế, học hỏi kinh nghiệm của nƣớc ngoài về quy trình xây dựng văn bản luật

Một phần của tài liệu Quy trình xây dựng văn bản luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 106 - 107)

d. Tăng cường trách nhiệm của Chính phủ và các Bộ trong hoạt động xây dựng pháp luật với tư cách là cơ quan trình dự án luật

3.2.6.Tăng cƣờng hợp tác quốc tế, học hỏi kinh nghiệm của nƣớc ngoài về quy trình xây dựng văn bản luật

ngoài về quy trình xây dựng văn bản luật

Toàn cầu hoá là xu thế khách quan, tất yếu trong sự phát triển hiện nay, nó lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, nó làm cho các quốc gia có sự liên kết chặt chẽ và tuỳ thuộc vào nhau nhiều hơn. Toàn cầu hoá đã tạo ta nhiều cơ hội cho sự phát triển, hội nhập của các nước nhưng cũng gây ra không ít những thách thức, khó khăn cho các nước nhất là đối với các nước nghèo, các nước đang phát triển như Việt Nam.

Với tinh thần "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước khác" những năm qua hệ thống pháp luật nước ta đã có nhiều đổi mới theo xu hướng

hội nhập, phù hợp với các điều ước và thông lệ quốc tế tạo cơ sở pháp lý cho sự hiểu biết, tin tưởng lẫn nhau, hợp tác với nhau giữa các quốc gia, các dân tộc trên nguyên tắc các bên cùng có lợi đáp ứng nguyện vọng của nhân dân ta, nhân dân trong khu vực và nhân dân thế giới nói chung vì một thế giới hoà bình, hữu nghị và phát triển. Vì vậy, trong thời gian tới, công tác xây dựng pháp luật của Quốc hội cần làm tốt những biện pháp sau:

Thứ nhất: Tăng cường sự tham gia của các cán bộ làm công tác xây dựng

pháp luật vào các dự án hợp tác nước ngoài về pháp luật phù hợp với các mục tiêu của các dự án như: hoạt động nghiên cứu pháp luật so sánh, các hội nghị, hội thảo, toạ đàm quốc tế về chương trình xây dựng luật nhằm trao đổi và chia sẻ các sản phẩm, kết quả nghiên cứu trong khuôn khổ hợp tác pháp luật với nước ngoài.

Thứ hai: Đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, nghiên cứu khoa học pháp

lý của các nước nhằm xây dựng hệ thống pháp luật có đủ khả năng thúc đẩy, định hướng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thực hiện tốt mục tiêu dân giàu, nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, phát huy được vai trò và tiềm năng của đất nước, bảo đảm cho đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Thứ ba: Tăng cường hơn nữa việc đưa cán bộ, công chức hoạt động

trong lĩnh vực xây dựng pháp luật ra nghiên cứu, học tập tại nước ngoài về công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm nâng cao kỹ thuật lập pháp, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật.

Thứ tư: Nội địa hoá một số quy định của các công ước viên và hiệp định quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết vào hệ thống pháp luật Việt Nam;

Một phần của tài liệu Quy trình xây dựng văn bản luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 106 - 107)