CÔNG BỐ VĂN BẢN LUẬT

Một phần của tài liệu Quy trình xây dựng văn bản luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 74 - 78)

d. Thảo luận và thông qua văn bản luật ở kỳ họp của Quốc hộ

2.5. CÔNG BỐ VĂN BẢN LUẬT

2.5.1. Những ƣu điểm cơ bản

Công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật nói chung cũng như trong xây dựng văn bản luật là vấn đề được đặc biệt quan tâm. Việc công khai, minh bạch từ khâu soạn thảo cho đến khâu ban hành không những giúp cho người dân sớm biết được định hướng chính sách, pháp luật trong tương lai để chuẩn bị các điều kiện cho việc thực hiện mà còn là một trong những kênh để

người dân có thể tham gia vào hoạt động xây dựng thể chế, làm cho pháp luật phản ánh được sát hơn ý chí, nguyện vọng của nhân dân... Đây cũng là một nội dung quan trọng nhằm thực hiện phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" đã được đề ra trong nhiều văn kiện của Đảng. Đồng thời, cũng là để thực hiện các cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Do vậy, một nguyên tắc quan trọng mà Luật yêu cầu là phải công khai trong quá trình soạn thảo thông qua việc đăng tải toàn văn dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trên Trang thông tin điện tử của Chính phủ hoặc của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo, trên các phương tiện thông tin đại chúng trong một thời gian nhất định để công chúng biết và tham gia ý kiến. Bên cạnh đó, Luật cũng đặt ra nguyên tắc khi soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các quy định của văn bản phải bảo đảm tính minh bạch, tức là ngay từng quy định của văn bản phải rõ ràng, cụ thể, đơn giản, dễ hiểu để tạo thuận lợi cho việc áp dụng, tránh tình trạng ban hành văn bản như hiện nay còn mập mờ, chung chung, gây ra nhiều cách hiểu khác nhau, dẫn đến khó áp dụng. Như vậy, thông qua những hình thức công bố khác nhau mà các đối tượng thi hành biết được nội dung của văn bản quy phạm pháp luật tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện văn bản.

Việc đăng Công báo các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ương được cải thiện đáng kể và từng bước đi vào nề nếp, bước đầu tạo điều kiện để mọi người có thể tiếp cận được văn bản luật cần quan tâm.

Những ưu điểm và thành tựu trong việc công khai, công bố văn bản luật nêu trên đã góp phần làm cho số lượng cũng như chất lượng các văn bản luật ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.

2.5.2. Những hạn chế và bất cập

Sau khi được chủ thể có thẩm quyền thông qua, văn bản luật sẽ được công bố bằng nhiều hình thức khác nhau trong đó có hình thức đăng Công báo. Mặc dù đã có quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

về việc đăng Công báo, nhưng trên thực tế vẫn còn số lượng lớn các văn bản luật đã được ban hành, có hiệu lực nhưng chưa được đăng Công báo. Việc văn bản luật không đăng Công báo được giải thích từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền bằng nhiều lý do, hoặc là do bộ phận văn thư lưu trữ không gửi đầy đủ đến bộ phận Công báo của Văn phòng Chính phủ; hoặc bởi Văn phòng Chính phủ giữ lại văn bản không đăng vì cho rằng văn bản đó thuộc bí mật quốc gia. Hiện tượng này gây ra những khó khăn nhất định cho các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tổ chức thi hành văn bản cũng như những người có quyền lợi và trách nhiệm liên quan.

Nguyên nhân cơ bản của sự hạn chế trên là do đội ngũ chuyên viên phát hành Công báo quá mỏng. Cho dù cơ quan ban hành văn bản luật có chấp hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ gửi văn bản để đăng Công báo thì cũng không thể đăng tải một cách kịp thời và đầy đủ các văn bản luật được. Với bộ phận nhỏ chỉ khoảng bốn, năm chuyên viên thuộc một đơn vị cấp Vụ của Văn phòng Chính phủ làm việc trong điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật hạn chế, Công báo không thể có điều kiện để cập nhật hàng ngày những văn bản luật đã ban hành. Việc in Công báo hiện nay cũng chỉ in ở Hà Nội sau đó được phát hành đi các tỉnh. Điều này lý giải tại sao Công báo đến các địa phương thường chậm hàng tuần lễ có khi hàng nửa tháng. Thực trạng trên đòi hỏi phải nhanh chóng có giải pháp để tăng cường năng lực của cơ quan phát hành Công báo mới có thể đáp ứng nhu cầu thông tin pháp luật.

Kết luận chƣơng 2:

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 là công cụ trực tiếp xác lập trật tự, kỷ cương trong hoạt động lập pháp nhờ đó, công tác xây dựng văn bản luật ở Việt Nam có nhiều tiến bộ, cải thiện hệ thống pháp luật cả về số lượng và chất lượng của văn bản luật. Việc triển khai thực hiện Luật này, một mặt, đã giúp đẩy nhanh quá trình xây dựng hệ thống pháp luật và mặt khác, đã tạo sự chuyển biến một bước về chất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

nói chung và trong hoạt động xây dựng văn bản luật nói riêng; cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân theo đường lối, chính sách của Đảng.

Với việc ban hành Luật này, quy trình xây dựng văn bản luật đã được cải tiến một bước và có những đổi mới quan trọng như: Đổi mới khá cơ bản cách làm chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật của Quốc hội và Chính phủ, từng bước khắc phục tính hình thức trong việc đề xuất các dự án luật, góp phần làm cho chương trình, kế hoạch lập pháp trở nên khoa học - thực tiễn; Quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã có những đổi mới quan trọng theo hướng ngày càng minh bạch, chặt chẽ, dân chủ, huy động trí tuệ của xã hội vào hoạt động xây dựng pháp luật; Kinh nghiệm trong hoạt động lập pháp của một số nước đã được nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc để vận dụng vào thực tiễn của Việt Nam như: phương pháp đánh giá dự báo tác động kinh tế - xã hội, thủ tục rút gọn; kỹ thuật “một văn bản sửa nhiều văn bản” … bước đầu phát huy hiệu quả làm cho tính khả thi, tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật được cải thiện, đáp ứng kịp thời hơn, tốt hơn yêu cầu của thực tiễn;…

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, quy trình xây dựng văn bản luật vẫn còn bộc lộ những yếu kém như: Việc lập chương trình xây dựng văn bản luật nhìn chung còn chưa thực sự khoa học, thiếu những định hướng chính sách pháp luật; Chưa có sự phân công thật rành mạch và hợp lý giữa các cơ quan trong quá trình soạn thảo; Quy trình soạn thảo văn bản chưa phát huy triệt để sự tham gia của các tổ chức, cá nhân liên quan; Hoạt động thẩm định, thẩm tra còn nhiều chồng chéo;...

Tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong quy trình xây dựng văn bản luật là cơ sở để đưa ra quan điểm và định hướng giải pháp cho việc xây dựng văn bản luật của Quốc hội Việt Nam trong thời gian tới.

Chương 3

Một phần của tài liệu Quy trình xây dựng văn bản luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)