Xử lý kịp thời, nghiêm minh những vi phạm pháp luật về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu Quy trình xây dựng văn bản luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 109 - 110)

d. Tăng cường trách nhiệm của Chính phủ và các Bộ trong hoạt động xây dựng pháp luật với tư cách là cơ quan trình dự án luật

3.2.8.Xử lý kịp thời, nghiêm minh những vi phạm pháp luật về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

dựng văn bản quy phạm pháp luật

Thời gian qua, những hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đã diễn ra khá phổ biến. Sau khi rà soát, kiểm tra, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã phát hiện được nhiều văn bản luật có sự sai phạm về nội dung, hình thức mà nguyên nhân là do ngay trong quy trình xây dựng văn bản luật, các chủ thể không tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Ví dụ: không tiến hành khảo sát tình hình thực tế trong quá trình soạn dự thảo; không qua thủ tục thẩm định, thẩm tra của cơ quan tư pháp… Hiện nay, chưa có biện pháp nào được áp dụng để xử lý trường hợp này. Vấn đề đặt ra là, nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì ai có thẩm quyền xử lý? Và xử lý bằng cách nào? Để tạo điều kiện cho việc xây dựng văn bản luật trong thời gian tới cần bổ sung cơ chế kiểm tra và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động này vào Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong thời gian tới Quốc hội cần thực hiện các biện pháp sau:

Thứ nhất: Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật cần quy định và

phân biệt rõ từng biện pháp xử lý với nội dung sai phạm nào thì áp dụng biện pháp huỷ bỏ, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, thay thế, đình chỉ, tạm đình chỉ.

Thứ hai: Cần có cơ chế phản hồi, công khai về việc xử lý văn bản luật

sai trái nhất là cho cơ quan kiểm tra văn bản cũng như đối tượng thi hành văn bản. Biện pháp này nhằm khắc phục tình trạng cơ quan kiểm tra văn bản đề

nghị cơ quan ban hành văn bản luật xử lý nhưng nhiều khi xử lý hay không, xử lý bằng cách nào cơ quan kiểm tra không biết được dẫn tới hiệu quả của việc xử lý không cao.

Thứ ba: Quy định rõ trách nhiệm của chủ thể ban hành những văn bản

luật sai trái, rằng buộc họ bằng một biện pháp chế tài nhất định để khắc phục tình trạng ban hành văn bản luật có nội dung bất hợp pháp, đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, thủ tục không tuân theo quy định của pháp luật…

Thứ tư: Tại điều khoản cuối cùng của mỗi văn bản luật mới ban hành

cần liệt kê chi tiết những điểm, khoản, điều, chương hay cả văn bản quy phạm pháp luật khác bị văn bản này bãi bỏ nhằm khắc phục thói quen "những văn bản nào trái với văn bản này đều bị bãi bỏ".

Như vậy, việc xử lý văn bản luật sai trái là vấn đề hết sức phức tạp trên thực tế, nó liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều vấn đề khác nhau. Tuy nhiên, khi đã phát hiện văn bản luật sai trái thì cần phải xử lý nghiêm minh, kịp thời mới tạo ra được hệ thống pháp luật hoàn thiện, thống nhất. Có như vậy mới nâng cao được trách nhiệm và sự thận trọng của các cơ quan nhà nước đồng thời đảm bảo nguyên tắc pháp chế.

Một phần của tài liệu Quy trình xây dựng văn bản luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 109 - 110)