THẢO LUẬN VÀ THÔNG QUA VĂN BẢN LUẬT Ở KỲ HỌP CỦA QUỐC HỘ

Một phần của tài liệu Quy trình xây dựng văn bản luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 70 - 74)

d. Thảo luận và thông qua văn bản luật ở kỳ họp của Quốc hộ

2.4.THẢO LUẬN VÀ THÔNG QUA VĂN BẢN LUẬT Ở KỲ HỌP CỦA QUỐC HỘ

Quốc hội khiến cho việc tiến hành thẩm tra gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó thì việc cung cấp thông tin có dự án thực hiện chưa tốt dẫn đến các thành viên của Hội đồng thẩm tra thiếu thông tin về dự án, ảnh hưởng tới chất lượng báo cáo thẩm tra.

Ngoài ra quy trình phối hợp giữa cơ quan chủ trì soạn thảo với cơ quan thẩm định, thẩm tra và các Bộ, ngành còn chưa hiệu quả dẫn đến hoạt động thẩm định, thẩm tra chưa thực hiện tốt trên thực tế. Ví dụ như việc nghiên cứu, xây dựng chính sách trong giai đoạn soạn thảo còn chưa bảo đảm chất lượng, các cơ quan thẩm tra vừa phải tiếp tục phân tích chính sách, vừa hoàn thiện về kỹ thuật nên đã dẫn tới áp lực lớn về công việc đối với cơ quan thẩm tra.

2.4. THẢO LUẬN VÀ THÔNG QUA VĂN BẢN LUẬT Ở KỲ HỌP CỦA QUỐC HỘI QUỐC HỘI

2.4.1. Những ƣu điểm cơ bản

Trong quá trình thảo luận và thông qua văn bản luật ở kỳ họp của Quốc hội đã bước đầu tuân thủ quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và Nghị định 24/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2009 quy định chi tiết hướng dẫn một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008.

Đối với các dự thảo luật do Chính phủ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu Quốc hội kiến nghị, trình lên Quốc hội đã được thảo luận và thông qua nhanh chóng.

Trong các kỳ họp của Quốc hội, phần lớn đã giành thời gian cho việc thảo luận và đi đến thống nhất các dự thảo luật. Đặc biệt là các đại biểu Quốc hội ngày càng am hiểu về pháp luật nên đã tranh luận, phân tích những điểm tiến bộ, hợp lý, thống nhất của dự thảo… để từ đó đi đến thống nhất với nhau trong cùng một vấn đề thông qua một văn bản luật nào đó.

Bên cạnh đó việc thảo luận cho dự án luật còn được lấy ý kiến ở cuộc thảo luận tại Tổ hoặc Đoàn đại biểu Quốc hội trước khi đưa ra thảo luận ở kỳ họp Quốc hội. Đây là một việc làm hết sức tiến bộ, nó giúp cho việc đi tới thống nhất ý kiến về dự án luật được thông qua khi thời gian diễn ra kỳ họp của Quốc hội là hạn hẹp.

Phạm vi điều chỉnh của các dự án luật mà Quốc hội thông qua rất rộng, trên khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội: Lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, giáo dục, y tế, môi trường, khoa học công nghệ; Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; Đảm bảo quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; Quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế… Đặc biệt hơn nữa từ khi Quốc hội nhiệm kỳ khoá XII đã thông qua Nghị quyết số 11/2007/QH12 về chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh. Và theo Điều 1 của Nghị quyết này quy định thông qua chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XII gồm 128 dự án luật, pháp lệnh, trong đó có 93 dự án thuộc chương trình chính thức (gồm 83 dự án luật, 10 dự án pháp lệnh) và 35 dự án luật thuộc chương trình chuẩn bị. Riêng trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2008 gồm 54 dự án luật, pháp lệnh.

2.4.2. Những hạn chế và bất cập

Thảo luận và thông qua dự án luật tại kỳ họp của Quốc hội được quy định từ Điều 51 tới Điều 56 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên những quy định đó còn bộc lộ một số hạn chế như : Quy định của pháp luật về thời gian họp của Quốc hội rất ngắn nên không đủ để thảo luận sâu vào các vấn đề của dự thảo luật, các đại biểu Quốc hội không được nghe giải

trình, phản biện đầy đủ, nhiều chiều, không được nghe tranh luận về nhiều vấn đề quan tâm mà dự án luật điều chỉnh. Từ đó dẫn tới việc thảo luận tại Quốc hội chưa thực sự sôi nổi, thực chất, trên cơ sở tranh luận thẳng thắn để đạt đến sự thoả hiệp trong việc cân bằng các nhóm lợi ích trong xã hội mà chủ yếu là sự thảo luận “nương theo” sự chỉ đạo của Chủ toạ hoặc theo ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội [21, tr.132 - 133].

Thực tế, việc thông qua văn bản luật vẫn còn nặng về hình thức và mất nhiều thời gian. Khi thảo luận dự án luật tại kỳ họp của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội thay vì quyết định những vấn đề lớn, có tính quan điểm lại tập trung góp ý về câu chữ, kỹ thuật, cách hành văn từng điều khoản cụ thể. Có người đã nhận xét đó là "cách làm văn tập thể". Cách làm này vừa tốn nhiều thời gian, vừa chưa đảm bảo chất lượng và phát huy được trí tuệ tập thể. Nguyên nhân là do Ban soạn thảo và cơ quan thẩm tra chưa chú trọng đúng mức về kỹ thuật lập pháp. Chính vì vậy thời gian dành cho các đại biểu góp ý về câu chữ mất khá nhiều thời gian, ảnh hưởng tới những nội dung khác của kỳ họp.

Sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc trình dự án luật, thẩm định, thẩm tra dự án luật chưa chặt chẽ, mất nhiều thời gian, từ đó ảnh hưởng tới thời gian lấy ý kiến từ phía đại biểu Quốc hội, ý kiến từ phía các Bộ, ban ngành, trong khi đó khối lượng công việc của đại biểu Quốc hội rất lớn nên cũng khó cho việc thảo luận và đi tới thống nhất thông qua luật tại kỳ họp của Quốc hội.

Do các cơ quan soạn thảo chuẩn bị dự thảo luật chậm, thường thì đến sát thời điểm Uỷ ban Thường vụ Quốc hội họp lúc đó Chính phủ mới họp cho ý kiến. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phải cho ý kiến trong thời gian gấp nên rất khó. Nếu xem xét các dự án luật không kỹ, và luật được thông qua nhưng chất lượng không cao thì vừa tốn kém, vừa mất thời gian, có khi vừa thông

qua một thời gian ngắn lại sửa đổi, bổ sung từ đó gây mất thời gian và tốn kém tiền bạc của Nhà nước.

Tiếp đến, mặc dù số lượng các đạo luật được Quốc hội thông qua đã tăng lên gấp đôi so với trước đây, các văn bản cần phải ban hành hoặc bổ sung, sửa đổi vẫn đang ngày càng nhiều lên chứ không phải là ít đi.

Nguyên nhân của sự hạn chế, bất cập trên: Thứ nhất: Hiện nay do yêu cầu quản lý xã hội bằng pháp luật, cuộc sống đòi hỏi cần nhiều luật để điều chỉnh kịp thời các quan hệ xã hội trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bảo vệ và phát huy các quyền tự do và dân chủ của công dân. Do đó, cần đẩy nhanh tốc độ xây dựng và thông qua các dự án luật. Xuất phát từ tình hình thực tế của nước ta là Quốc hội chưa phải là Quốc hội chuyên trách, hoạt động thường xuyên, mỗi năm theo luật định Quốc hội chỉ họp có hai kỳ. Thời gian mỗi kỳ họp chỉ có trong vòng một tháng. Trong thời gian đó, Quốc hội phải quyết định rất nhiều vấn đề quan trọng thuộc quốc kế dân sinh, thời gian giành để xem xét, thông qua các dự án luật không được nhiều, nếu cứ phải tuân thủ đầy đủ thủ tục và các bước thông qua luật như hiện nay thì rất chậm, số lượng các dự án luật được thông qua rất ít. Do đó, yêu cầu đặt ra là phải tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc xem xét thông qua các dự án luật.

Thứ hai: Việc tổ chức soạn thảo dự án luật không đảm bảo đúng tiến độ

và chất lượng đặt ra; chưa phối hợp nhịp nhàng với cơ quan khác nên tình trạng vừa làm vừa hoạch định chính sách pháp lý; dự án đến ngày xem xét, thông qua vẫn còn nhiều vấn đề quan điểm chưa được giải quyết.

Thứ ba: Kỹ thuật lập pháp của Quốc hội còn nhiều hạn chế. Trong một số

văn bản, quy tắc sử dụng ngôn ngữ vẫn còn chưa chuẩn, nhiều thuật ngữ pháp lý sử dụng còn gây nhiều tranh cãi trong quá trình thông qua luật, thậm chí cùng sử dụng thuật ngữ nhưng giữa các văn bản khác nhau lại được hiểu không thống nhất. Ví dụ như: Thuật ngữ "vốn pháp định", trong Luật Doanh

nghiệp được hiểu là mức vốn tối thiểu phải có khi thành lập Doanh nghiệp; trong Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trước đây, vốn pháp định được hiểu là mức vốn do các bên liên doanh đóng góp và được ghi trong Điều lệ.

Thứ tư: Lực lượng giúp việc cho Quốc hội thực hiện hoạt động lập

pháp còn yếu và thiếu. Đội ngũ tham mưu, tư vấn cho Quốc hội chủ yếu là các chuyên gia tại các Vụ của các Uỷ ban và đầu khoá XI Quốc hội mới thành lập Ban Công tác lập pháp có khoảng 30 người. Trong khi đó những quốc gia khác số lượng chuyên gia, chuyên viên lập pháp giúp việc cho Nghị viện đều trên 100 người. Hơn nữa, số lượng đại biểu Quốc hội là kiêm nhiệm là rất lớn nên đã không giành thời gian nhiều cho việc xây dựng pháp luật, đặc biệt là số lượng đại biểu Quốc hội am hiểu về pháp luật của tất cả các mặt đời sống là rất ít nên khó cho việc thảo luận, thống nhất quan điểm về dự thảo luật tiến tới việc thông qua dự thảo luật đó.

Thứ năm: Nghệ thuật điều khiển các phiên họp của Quốc hội khi xem

xét, thông qua dự án luật cũng chưa đạt. Đây là những vấn đề thuộc về kinh nghiệm, sự nhạy cảm cũng như bản lĩnh của người chủ trì, điều khiển phiên họp.

Thứ sáu: Việc gửi dự án luật đến đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc

hội và các Uỷ ban giúp việc cho Quốc hội còn chậm trễ, gây khó khăn cho việc nghiên cứu, đánh giá, lấy ý kiến để xử lý những điều khoản chưa hợp lý…

Ngoài ra còn rất nhiều lý do khác khiến cho việc thông qua dự án luật tại kỳ họp của Quốc hội chưa đem lại hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Quy trình xây dựng văn bản luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 70 - 74)