Nguyên tắc dân chủ

Một phần của tài liệu Quy trình xây dựng văn bản luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 35 - 36)

Điều 2 Hiến pháp 1992 (sửa đổi) khẳng định: "Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân... " [28].

Nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về nhân dân đòi hỏi quyền lực nhân dân là thống nhất, không thể phân chia; phải có cơ chế bảo đảm cho nhân dân thực sự là chủ nhân của quyền lực nhà nước. Theo tinh thần đó, để đảm bảo dân chủ, khi xây dựng văn bản luật cần đáp ứng những yêu cầu sau:

- Khi tiến hành soạn thảo văn bản luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đều phải đứng ở vị thế là người đại diện của nhân dân lấy lợi ích của nhân dân, lợi ích toàn cục làm yêu cầu cần phản ánh và làm mục tiêu để phục vụ, chống chủ nghĩa cục bộ, bản vị trong soạn thảo văn bản luật;

- Phải tạo điều kiện cho sự tham gia rộng rãi của quần chúng nhân dân vào soạn thảo văn bản luật. Nhân dân càng tham gia tích cực và đông đảo bao nhiêu thì quy phạm pháp luật càng sát hợp với yêu cầu của nhân dân, càng có tính khả thi và hiệu lực thi hành cao;

- Phải thu hút sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp vào quá trình soạn thảo văn bản luật, bởi vì

văn bản luật không những tác động đến lợi ích của mỗi một công dân, mà còn đụng chạm đến quyền lợi của các tầng lớp, các nhóm dân cư trong xã hội.

Một phần của tài liệu Quy trình xây dựng văn bản luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 35 - 36)