Kiểm tra, giám sát việc thực hiện những quy định pháp luật về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu Quy trình xây dựng văn bản luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 107)

d. Tăng cường trách nhiệm của Chính phủ và các Bộ trong hoạt động xây dựng pháp luật với tư cách là cơ quan trình dự án luật

3.2.7. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện những quy định pháp luật về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện những quy định pháp luật về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong thời gian qua chưa được coi trọng và

tiến hành không thường xuyên làm cho số lượng văn bản được ban hành có nội dung sai trái, hình thức và thủ tục không tuân thủ theo quy định của pháp luật tồn tại nhiều trên thực tế, đang là mối quan tâm giải quyết của nhiều cấp, nhiều ngành. Hoạt động giám sát của Quốc hội đối với văn bản quy phạm pháp luật còn rất hạn chế, số lượng văn bản mà Quốc hội ban hành và các cơ quan của Quốc hội phát hiện những sai trái và bãi bỏ không nhiều. Ngay cả những văn quy phạm pháp luật do Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành vẫn có sự sai trái nhất định.

Như vậy, để xử lý những văn bản có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo cần phải thực hiện tốt cơ chế giám sát việc xây dựng văn bản luật. Trước tiên tổ chức thực hiện tốt Luật về hoạt động giám sát của Quốc hội được thông qua tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XI.

Thiết lập hệ thống cơ quan kiểm tra văn bản theo hướng cần sớm thành lập đơn vị chuyên trách về kiểm tra văn bản thuộc Bộ Tư pháp. Đơn vị này có nhiệm vụ giúp Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước thống nhất về kiểm tra văn bản và tổ chức kiểm tra theo thẩm quyền của Bộ Tư pháp. Việc thành lập đơn vị kiểm tra văn bản độc lập là cần thiết vì nếu giao cho các Vụ chuyên môn của Bộ Tư pháp đảm nhiệm công tác này giống như công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật như hiện nay sẽ không phù hợp. Bên cạnh đó nên kiện toàn tổ chức pháp chế Bộ, ngành trong đó hình thành bộ phận kiểm tra văn bản giúp Bộ trưởng.

Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có trình độ, năng lực, được đào tạo theo từng lĩnh vực chuyên môn cụ thể vì người kiểm tra văn bản không chỉ cần có kiến thức pháp lý vững vàng mà còn đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn của lĩnh vực cần kiểm tra.

Bảo đảm nguồn văn bản, thông tin kịp thời cho việc kiểm tra. Để đảm bảo cho công tác kiểm tra văn bản luật được thuận lợi, việc thu thập, cập nhật và xử lý các thông tin liên quan đến văn bản được kiểm tra có ý nghĩa quan

trọng. Theo đó người làm công tác này cần được tạo điều kiện để sử dụng nguồn văn bản, thông tin trên mạng tin học diện rộng của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ. Cần xác định rõ trách nhiệm của cơ quan trong quá trình soạn thảo, thẩm tra, thẩm định, ban hành văn bản luật phải gửi văn bản đó đến cơ quan có thẩm quyền kiểm tra. Đồng thời phải quy định rõ trong Nghị định về kiểm tra văn bản về thời hạn gửi văn bản, nơi văn bản gửi đến…

Bảo đảm nguồn kinh phí cho hoạt động giám sát, kiểm tra văn bản luật.

Một phần của tài liệu Quy trình xây dựng văn bản luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)