Vai trò trong việc phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn theo hướng tập trung

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp và khu chế xuất Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật một số quốc gia (Trang 36)

nhọn theo hướng tập trung

Ngành công nghiệp mũi nhọn là ngành có khả năng cạnh tranh, chiếm tỷ trọng đáng kể tại thị trường trong nước và quốc tế, có khả năng tạo hiệu ứng lan tỏa, dẫn dắt và kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp khác, của các ngành công nghiệp phụ trợ. Hiện nay, Việt Nam đang tập trung phát triển 3 nhóm ngành với những cơ chế và chính sách khác nhau. Đó là: nhóm ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh (may mặc, giày dép, đồ gỗ), nhóm ngành công nghiệp nền tảng (cơ khí, hóa dầu, phân bón), và nhóm ngành công nghiệp tiềm năng (điện tử - viễn thông, cơ khí chế tạo, hóa chất). Kinh tế công nghiệp nhà nước được xem là nền tảng và kinh tế công nghiệp tư nhân và đầu tư nước ngoài là động lực phát triển toàn ngành, đồng thời coi đầu tư nước ngoài là chìa khóa để công nghiệp Việt Nam cất cánh và hội nhập với thế giới. Với những chính sách ưu đãi đặc biệt và định hướng đầu tư vào các KCN, KCX, Việt Nam đã khuyến khích được sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp mũi nhọn tại các khu vực này, từ đó hình thành được các khu vực sản xuất chuyên biệt và sản phẩm có chất lượng cao, đồng thời giải quyết được vấn đề quản lý và công tác môi trường. Kết quả của việc thu hút này là các nhà đầu tư nước ngoài đã đóng góp rất lớn trong sự phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam. Sau đây là bảng số liệu thể hiện tỷ lệ đầu tư nước ngoài theo một số ngành cơ bản trong KCN.

30

TT Chuyên ngành Số dự án Vốn đăng ký (Tr. USD)

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

1 Công nghiệp nặng 298 26,0 3.234,94 28,6

2 Công nghiệp dầu khí 8 0,7 1.555,87 13,8

3 Công nghiệp nhẹ 583 50,8 3.347,75 29,6

4 Công nghiệp thực phẩm 116 10,1 817,81 7,2

5 Nông - Lâm nghiệp 52 4,5 613,95 5,4

6 Thủy sản 8 0,7 84,17 0,7

7 GTVT - Bưu điện 2 0,2 247,50 2,2

8 Xây dựng 43 3,8 472,96 4,2

9 Ytế - Văn hóa - Giáo dục 10 0,9 110,54 1

10 Dịch vụ ăn uống tại KCN 10 0,9 23,17 0,2

11 Xây dựng hạ tầng KCN 16 1,4 797,45 7,1

Cộng 1146 100 11.306,11 100

Nguồn: [31].

Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ % số dự án ĐTNN trong KCN theo ngành

Nguồn: Báo cáo 6 tháng đầu năm 2011 của Vụ quản lý Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và đầu tư.

31

Biểu đồ 1.2: Tỷ lệ % vốn ĐTNN trong KCN theo ngành

Nguồn: Báo cáo 6 tháng đầu năm 2011 của Vụ quản lý Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và đầu tư.

Bên cạnh việc thu hút vào các ngành mũi nhọn, Chính phủ Việt Nam cũng đang mở rộng thu hút nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào KCN công nghiệp phụ trợ. Đây là hệ thống cơ sở sản xuất chuyên đảm nhiệm cung cấp đầu vào (thiết kế, nguyên vật liệu, bán thành phẩm, linh phụ kiện…) phục vụ chế tạo, lắp ráp đồng bộ các sản phẩm hoàn chỉnh cuối cùng. Chính đầu tư vào các KCN, KCX đã góp phần thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển, bởi vì: các tập đoàn công nghiệp xuyên quốc gia đầu tư vào Việt Nam thường tập trung chủ yếu vào các KCN, KCX có điều kiện phù hợp về diện tích đất, hạ tầng, chính sách ưu đãi đầu tư... như tập đoàn Canon, Toshiba, Panasonic, Nissei, Toyota... thường kéo theo một loạt các doanh nghiệp vệ tinh sản xuất các linh kiện, bộ phận để lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm cho các tập đoàn này. Ví dụ, Công ty Canon trong KCN Thăng Long, Hà Nội (có vốn đầu tư đăng ký 1,7 tỷ USD) với mục tiêu sản xuất máy in phun, máy photocopy, máy ảnh kỹ thuật số, camera, thì họ kéo theo Công ty Yamazaky

32

vốn đầu tư nhỏ hơn (7 triệu USD) chuyên sản xuất lò xo cho máy in, máy photocopy; Công ty Tokyo Micro chuyên thiết kế, sản xuất hộp carton, hộp nhựa đựng sản phẩm xuất khẩu cho Công ty canon...một ví dụ điển hình nữa là Công ty Yamaha, KCN Quang Minh, Hà Nội (vốn đầu tư đăng ký 950 triệu USD) với mục tiêu sản xuất, lắp ráp xe máy, ô tô thì họ kéo theo Công ty Denso chuyên sản xuất các phụ tùng, dụng cụ (bu lông, ốc vít) cho ngành ô tô, xe máy cũng hoạt động trong KCN này...

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 24 ngành kinh tế - kỹ thuật đều cần đến công nghiệp phụ trợ, trong đó có nhiều ngành sản xuất hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, công nghiệp phụ trợ của Việt Nam còn nhiều bất cập, trong đó, tỷ lệ nội địa hoá trong một sản phẩm hoàn chỉnh còn thấp là một nhược điểm lớn. Ngoài ngành sản xuất bao bì cung cấp các loại bao bì bằng giấy, gỗ, nhựa… phục vụ cho việc đóng gói sản phẩm có những tiến bộ rõ rệt về công nghệ, hầu hết các ngành khác có tỷ lệ nội địa hoá đều ở mức độ thấp. Đặc biệt, ngành công nghiệp phụ trợ cho ô tô kém phát triển, tỷ lệ nội địa hoá đạt khoảng 5 - 10%, chỉ cung cấp được vài sản phẩm đơn giản, giá trị thấp, như bộ dây điện, ghế ngồi, một số chi tiết bằng nhựa hoặc kim loại. Trong ngành điện - điện tử, tỷ lệ nội địa hoá được chừng 20 - 40%. Ngành dệt may, da giày dù có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu nhưng vẫn phải nhập khẩu tới 70 - 80% vải, vải giả da, kim, chỉ cao cấp, nút áo, khuy bấm, dây khoá kéo kim loại, vật liệu dựng độn kể cả những nguyên liệu Việt Nam đã sản xuất được, như vải, dây khoá kéo. Công nghiệp nhựa với trên 200 doanh nghiệp, nhưng kỹ thuật mới dừng ở sản xuất hàng tiêu dùng thông thường và rất ít sản phẩm là các chi tiết đủ tiêu chuẩn về độ bền, độ chính xác để lắp ráp máy móc, ô tô, điện - điện tử. Việc chậm đổi mới công nghệ cũng làm cho sản phẩm chi tiết cơ khí của Việt Nam chưa đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế nên cũng ít được dùng để lắp ráp sản phẩm. Ngành xử lý bề mặt chỉ có số ít dây chuyền tĩnh điện, xì, mạ nên chưa đảm bảo phủ bì những sản phẩm cao cấp…

33

Việt Nam chưa có các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp phụ trợ để thu hút vào các khu công nghiệp tập trung.

Các nước láng giềng của Việt Nam như Indonesia, Thái Lan… đều có những chính sách hỗ trợ nhất định cho nhóm doanh nghiệp trong ngành công nghiệp phụ trợ. Điển hình là Thái Lan, sau 15 năm coi công nghiệp phụ trợ là vấn đề lớn nhất, cho dù chưa đạt được kết quả như các đối tác nước ngoài mong muốn, song họ đã có những kết quả tốt. Chính điều này đã tạo nên sức hấp dẫn với nguồn vốn ĐTNN trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất, chế tạo [53].

Như vậy, KCN, KCX đã trở thành hạt nhân, điểm nhấn quan trọng trong việc thu hút dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi tiếp nhận công nghệ tiên tiến, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng công nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế, các ngành công nghiệp phụ trợ và các doanh nghiệp có vốn ĐTNN thực sự đã đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn mà Việt Nam đề ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp và khu chế xuất Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật một số quốc gia (Trang 36)