ngoài trong khu công nghiệp, khu chế xuất
Theo pháp luật Việt Nam, phù hợp với nội dung quản lý của Ban Quản lý KCN, KCX, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có phạm vi hoạt động như sau:
Về hoạt động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN như bồi thường, giải phóng mặt bằng, xây dựng các công trình giao thông, thông tin liên lạc, công trình thoát nước, xử lý chất thải, pháp luật không có sự giới hạn về loại hình doanh nghiệp được phép đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong KCN. Do đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể có cơ hội tham gia hoạt động này và được hưởng chính sách khuyến khích, ưu đãi của Nhà nước trong lĩnh vực này. Trên thực tế, các KCN, KCX do doanh nghiệp FDI làm chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thì chất lượng công trình, hạ tầng được đầu tư khang trang hơn, quy củ hơn, đảm bảo cảnh quan, môi trường, thể hiện việc quy hoạch đồng bộ, hiện đại, có tầm nhìn xa hơn so với các KCN, KCX do doanh nghiệp trong nước hay nhà nước đứng ra làm chủ đầu tư. Có thể so sánh giữa KCN Bắc Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội do tập đoàn Mitshubishi Nhật Bản đầu tư xây dựng, bên Việt Nam góp vốn bằng quyền sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật được xây dựng đồng bộ, hiện đại và luôn được duy tu, bảo dưỡng trong khi KCN Sài Đồng B, Gia Lâm, Hà Nội do nhà nước đứng ra làm chủ đầu tư hạ tầng cơ sở được xây dựng manh mún, đến nay các hạng mục như đường giao thông, cây xanh, hàng rào KCN đã xuống cấp nghiêm trọng do không được bảo dưỡng, duy tu thường xuyên.
Tiếp đó, đối với phạm vi sử dụng đất và hạ tầng trong KCN, KCX, một trong những yếu tố tiền đề để sớm triển khai hoạt động sản xuất, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép thuê lại cơ sở hạ tầng, nhà xưởng
61
của doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng. Ban Quản lý KCN, KCX sẽ xem xét địa điểm phù hợp với quy hoạch và việc sản xuất của dự án mà nhà đầu tư dự định thành lập, nhà đầu tư phối hợp với Công ty kinh doanh hạ tầng để ký hợp đồng thuê đất. Theo quy trình này, nhà đầu tư sẽ gần như được thuê đất sạch và không phải bận tâm về vấn đề giải phóng mặt bằng hay xây dựng hạ tầng, không phải lo vấn đề đấu nối điện nước, nước thải...
Sau yếu tố hạ tầng là vấn đề lao động. Trên thực tế, đây cũng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư khi tiến hành hoạt động đầu tư vào Việt Nam. Chính vì tầm quan trọng đó, Nhà nước Việt Nam đã đặc biệt chú trọng đến việc hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về lao động nói chung và lao động trong KCN, KCX nói riêng. Để tạo điều kiện thuận lợi và cơ sở pháp lý chặt chẽ cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Nhà nước đã ghi nhận quyền "thuê lao động trong nước, thuê lao động nước ngoài làm công việc quản lý, lao động kỹ thuật, chuyên gia theo nhu cầu sản xuất kinh doanh". Đây là một điểm tiến bộ so với quy định trước đây vì doanh nghiệp sẽ không bị ràng buộc về tỷ lệ lao động nước ngoài được phép sử dụng tại Việt Nam là 3% hoặc bất kỳ tỷ lệ nào khác. Quy định chi tiết về quản lý và sử dụng lao động trong KCN, KCX hiện vẫn chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ phải thực hiện nhiều quy định về quản lý lao động như tuyển dụng, đăng ký thang lương, bảng lương, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể, đăng ký giấy phép lao động cho người nước ngoài... như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khác.
Về chế độ ngoại hối đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong KCN, KCX, theo Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong KCN, KCX bắt buộc phải mở tài khoản ngoại tệ và tài khoản đồng tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam. Trong trường hợp đặc biệt, đối với những dự án có nhu cầu cần thiết, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
62
được mở tài khoản ở nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận. Doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo cho Ngân hàng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tình hình sử dụng tài khoản ở nước ngoài.
Chính phủ cũng có quy định cụ thể về việc đảm bảo quyền mua và sử dụng ngoại tệ từ các tổ chức tín dụng cho các doanh nghiệp và ghi nhận tại Điều 16 Luật Đầu tư. Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 160/2008/NĐ-CP ngày 28/12/2008 quy định: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh được sử dụng các nguồn thu bằng đồng Việt Nam từ hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam để mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép và chuyển ra nước ngoài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày mua được ngoại tệ.
Cùng với quy định về đảm bảo ngoại tệ, quy định về chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng đã đảm bảo được quyền lợi chính đáng cho các doanh nghiệp. Cụ thể là Điều 9 và Điều 16 Luật Đầu tư đã ghi nhận quyền của nhà đầu tư nước ngoài và người lao động nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các khoản thu nhập hợp pháp trong quá trình sản xuất kinh doanh tại Việt Nam sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 13 Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ cũng ghi nhận quyền của nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài vốn điều lệ, vốn thực hiện đầu tư trực tiếp, vốn vay, lãi, chi phí vay nước ngoài và các nguồn thu hợp pháp có liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ. Riêng đối với KCX, Chính phủ còn cho phép cán bộ, công nhân viên làm việc trong KCX, doanh nghiệp chế xuất khi mang ngoại hối từ nội địa Việt Nam vào KCX, doanh nghiệp chế xuất và ngược lại không phải khai báo hải quan (tại khoản 6 Điều 21 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP).
63
Ngoài các quy định trên, khi tiến hành hoạt động tại KCN, KCX, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn phải tuân thủ triệt để các quy định liên quan đến việc bảo vệ môi trường, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về môi trường. Xuất phát từ thực tế KCN, KCX là nơi tập trung của rất nhiều doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm công nghiệp do đó mức độ tác động đến môi trường của KCN, KCX cũng lớn hơn gấp nhiều lần so với những khu vực khác nên ngay từ khâu quy hoạch xây dựng KCN, KCX, Nhà nước đã có yêu cầu về công tác bảo vệ môi trường. Theo đó, doanh nghiệp đầu tư kết cấu hạ tầng KCN, KCX phải thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và phải thực hiện đúng các nội dung trong Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 và Điều 13 Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT, Ban Quản lý KCN, KCX sẽ chỉ "xem xét tiếp nhận các dự án đầu tư thuộc ngành nghề trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng" [8] và các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đầu tư vào KCN, KCX chỉ được hoạt động sau khi đã hoàn thành hệ thống xử lý chất thải rắn, nước thải. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp còn phải đảm bảo các quy định về bảo vệ không khí, nước, chống tiếng ồn và được khuyến khích áp dụng công nghệ cao, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường. Chính vì vấn đề này, quy định pháp luật bắt buộc đối với các KCN, KCX có tỷ lệ lấp đầy của doanh nghiệp trên 70% phải xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung, các doanh nghiệp hoạt động trong KCN, KCX phải mua phí xử lý nước thải của nhà máy, xả thải qua nhà máy xử lý nước thải, sau khi nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép nhà máy mới xả thải vào hệ thống nước thải chung của toàn KCN, KCX. Quy định này nhằm đảm bảo môi trường cho doanh nghiệp KCN, KCX và dân cư sinh sống quanh KCN, KCX nhằm hạn chế trường hợp doanh nghiệp xả thải trực tiếp ra hệ thống nước thải chung của KCN hoặc khu dân cư như trường hợp của Công ty Vedan báo chí đã nêu thời gian vừa qua.
64
Với đặc thù là nơi tập trung cho việc sản xuất, trong KCN, KCX không được có dân cư sinh sống. Riêng KCX và doanh nghiệp chế xuất, việc ra vào khu vực này còn bị kiểm tra nghiêm ngặt hơn và chỉ những nhà đầu tư, người làm việc trong KCX và những người có quan hệ cộng tác với đơn vị, doanh nghiệp trong KCX, doanh nghiệp chế xuất mới được ra vào các khu vực này. Việc lưu trú trong KCX chỉ được thực hiện nếu được phép của Ban Quản lý các KCN, KCX. Theo quy định hiện hành, chuyên gia nước ngoài có thể tạm trú tại doanh nghiệp trong KCN, KCX trong trường hợp cần thiết và theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Về quan hệ xuất nhập khẩu, KCX có những quy định riêng về trao đổi hàng hóa với bên ngoài hàng rào KCX. Theo đó, quan hệ trao đổi hàng hóa giữa các KCX, doanh nghiệp chế xuất với các khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam, trừ khu phi thuế quan, là quan hệ xuất, nhập khẩu, các hàng hóa ra vào đều phải làm thủ tục khai báo hải quan. Tuy nhiên, theo khoản 3, khoản 4 Điều 21 Nghị định 29/2008/NĐ-CP, doanh nghiệp chế xuất được mua văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam để phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp chế xuất được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu và hải quan đối với những loại hàng hóa này. Tuy nhiên, các doanh mục hàng hóa này phải được Ban quản lý các KCN, KCX duyệt theo kế hoạch vào dịp đầu năm.
Trong quan hệ với thị trường nội địa, doanh nghiệp chế xuất được mua hàng hoá từ thị trường nội địa để sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp hàng xuất khẩu hoặc để xuất khẩu, trừ hàng hoá thuộc diện cấm xuất khẩu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp chế xuất được bán vào thị trường nội địa các loại hàng hóa sau:
- Sản phẩm do doanh nghiệp chế xuất sản xuất và không thuộc diện cấm nhập khẩu;
65
- Sản phẩm do doanh nghiệp chế xuất sản xuất mà thị trường nội địa có nhu cầu;
- Phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất không thuộc diện cấm nhập khẩu hoặc thuộc diện được phép nhập khẩu.
Về phạm vi xuất khẩu, nhập khẩu, giống như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khác, doanh nghiệp đầu tư trong KCN, KCX có quyền kinh doanh xuất khẩu, quyền kinh doanh nhập khẩu và phân phối với nhiều loại hàng hóa thuộc diện không bị cấm nhập khẩu, cấm kinh doanh sau khi được cấp phép. Đối với hàng hóa tự sản xuất, doanh nghiệp được trực tiếp nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu thiết bị, máy móc, vật tư, nguyên liệu hàng hóa cho hoạt động đầu tư; trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm.
Để thu hút nhà đầu tư nước ngoài, Chính phủ cũng có những quy định thông thoáng về chính sách thuế xuất nhập khẩu đối với các doanh nghiệp trong KCN, KCX. Theo đó, hàng hóa từ khu chế xuất xuất khẩu ra nước ngoài, hàng hóa từ nước ngoài vào khu chế xuất, chỉ sử dụng trong khu chế xuất và hàng hóa đưa từ khu chế xuất này sang khu chế xuất khác không phải nộp thuế nhập khẩu, xuất khẩu và không cần làm thủ tục hải quan, chỉ cần báo cáo với cơ quan hải quan.
Về lĩnh vực hải quan, Chính phủ cho phép thành lập kho ngoại quan trong KCN, KCX. Đây là khu vực kho, bãi được ngăn cách với khu vực xung quanh để tạm lưu giữ, bảo quản hoặc thực hiện các dịch vụ đối với hàng hoá từ nước ngoài hoặc từ trong nước đưa vào kho, thực hiện theo hình thức thông quan tạm nhập tái xuất. Ngoài ra, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất hàng xuất khẩu còn được phép lập kho bảo thuế. Đây là loại kho được thành lập chỉ để lưu giữ nguyên liệu nhập khẩu nhưng chưa nộp thuế để sản xuất hàng xuất khẩu của chính doanh nghiệp. Ngoài ra, so với các doanh nghiệp đầu tư ở bên ngoài, hàng hóa của doanh nghiệp hoạt động trong KCN, KCX
66
còn được chuyển địa điểm kiểm tra hải quan đến chân công trình hoặc kho. Đây thực sự đã trở thành những chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp KCX nhằm tạo điều kiện thúc đẩy loại hình doanh nghiệp này hoạt động, phát triển.
Nhìn chung, quy định về xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam so với pháp luật Singapore, Trung Quốc đã khá thông thoáng, phù hợp với cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO và thông lệ quốc tế. Đây là điều kiện quan trọng thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong KCN, KCX nói chung và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư tại khu vực này nói riêng.
2.1.3. Chấm dứt hoạt động và thanh lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp và khu chế xuất