Chấm dứt hoạt động và thanh lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp và khu chế xuất

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp và khu chế xuất Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật một số quốc gia (Trang 73 - 76)

Sau thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế phát sinh việc một số doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, thị trường…doanh nghiệp lâm vào khủng hoảng và có nhu cầu chấm dứt hoạt động. Theo quy định pháp luật, việc chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong KCN, KCX nhìn chung không có nhiều khác biệt với các doanh nghiệp khác bên ngoài KCN, KCX. Cụ thể, theo Điều 65 Luật Đầu tư đã quy định bốn trường hợp bị chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư:

- Hết thời hạn hoạt động ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư;

- Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ hoặc thỏa thuận, cam kết của nhà đầu tư về tiến độ thực hiện dự án;

- Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án;

- Chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan nhà nước quản lý đầu tư hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài do vi phạm pháp luật.

67

Trừ trường hợp chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan nhà nước đầu tư hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài do vi phạm pháp luật, trong các trường hợp chấm dứt pháp luật khác, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư, làm thủ tục thanh lý dự án đầu tư và nộp lại Giấy chứng nhận đầu tư, con dấu, mã số thuế cho cơ quan có thẩm quyền.

Thủ tục thanh lý dự án đầu tư được chia thành hai trường hợp. Nếu thanh lý dự án đầu tư không gắn với việc giải thể tổ chức kinh tế thì việc thanh lý sẽ thực hiện theo quy định pháp luật về thanh lý tài sản, thanh lý hợp đồng. Trong trường hợp thanh lý gắn với việc giải thể tổ chức kinh tế thì nhà đầu tư sẽ thực hiện thủ tục giải thể tổ chức kinh tế theo quy định của Luật doanh nghiệp và pháp luật có liên quan. Hiện nay, doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 157 của Luật doanh nghiệp, bị thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư quy định tại Điều 68 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP hoặc bị Tòa án tuyên bố giải thể. Trình tự, thủ tục giải thể, thanh lý tài sản doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại các khoản 1 đến khoản 4 Điều 158 của Luật doanh nghiệp và Điều 40 Nghị định số 102/2010/NĐ-CP. Trong trường hợp hoạt động này được điều chỉnh bởi pháp luật chuyên ngành, doanh nghiệp sẽ phải tuân thủ quy định riêng này.

Thời hạn thanh lý dự án đầu tư được quy định là không quá 06 tháng kể từ ngày quyết định chấm dứt hoạt động dự án đầu tư. Trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì thời hạn thanh lý dự án đầu tư được kéo dài nhưng tối đa thì thời hạn này không cũng không được quá 12 tháng. Đây là quy định nhằm hạn chế việc chậm trễ trong việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp nhằm tẩu tán tài sản. Thêm vào đó, quy định này còn nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi của những bên liên quan trong trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động. Để đảm bảo doanh nghiệp không lợi dụng Giấy chứng nhận đầu tư đã hết hiệu lực ký kết những hợp đồng nhằm chiếm đoạt tài sản

68

của doanh nghiệp khác. Sau khi kết thúc việc thanh lý, nhà đầu tư phải thông báo cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư và nộp lại Giấy chứng nhận đầu tư đã cấp.

Trong trường hợp các nhà đầu tư trong tổ chức kinh tế có tranh chấp dẫn tới không thực hiện được việc thanh lý dự án đầu tư trong thời hạn được quy định nói trên thì tranh chấp sẽ được đưa ra giải quyết tại tòa án, trọng tài theo quy định của pháp luật.

Thủ tục phá sản doanh nghiệp sẽ được thực hiện nếu trong quá trình thanh lý dự án đầu tư, tổ chức kinh tế không có khả năng thanh toán các khoản nợ. Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ chấm dứt thủ tục thanh lý để chuyển sang thủ tục phá sản doanh nghiệp. Thủ tục phá sản doanh nghiệp hiện nay được thực hiện chung theo quy định của Luật Phá sản và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Trên cơ sở thủ tục thanh lý, nhà đầu tư sẽ kết thúc sự tồn tại cho doanh nghiệp của mình. Thực hiện việc chấm dứt đầu tư là một tiền đề quan trọng để doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện các hoạt động chuyển lợi nhuận (nếu có) và những tài sản còn lại của doanh nghiệp về nước. Đối với nhà nước, đây là thủ tục cần thiết để quản lý tình hình hoạt động của những doanh nghiệp này, tránh việc các doanh nghiệp này lợi dụng pháp nhân không còn tồn tại để lừa đảo hoặc gây ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp khác. Thực tế tại KCN, KCX Việt Nam có một số doanh nghiệp tiến hành thủ tục thanh lý, giải thể doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động không hiệu quả hoặc do tác động của các nguyên nhân khách quan như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 vừa qua. Các tập đoàn kinh tế lớn cũng lâm vào hoàn cảnh khó khăn, họ phải tiến hành thu hẹp sản xuất kinh doanh, thu hồi vốn đối với một số dự án ĐTNN hoạt động không hiệu quả đơn của như trường hợp Công ty TNHH Medicos Franch trong KCN Sài Đồng B, Gia Lâm, Hà Nội. Sau khi tiến hành thủ tục nộp con dấu, mã số thuế

69

cho cơ quan thế, đăng báo 03 số liên tiếp về việc giải thể doanh nghiệp. Doanh nghiệp đã lập phương án thanh lý, giải thể doanh nghiệp, hoàn thành nghĩa vụ thuế, tài chính đối với nhà nước Việt Nam, giải quyết chế độ cho người lao động…đã nộp đơn kèm theo hồ sơ lên Ban quản lý các KCN, KCX Hà Nội (HIZA) xin giải thể công ty và nộp lại Giấy chứng nhận đầu tư. Sau khi thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, xác nhận công ty đã hoàn thành tất cả nghĩa vụ tài chính, không có vi phạm pháp luật, khiếu nại…Ban quản lý ban hành quyết định chấm dứt dự án đầu tư và giải thể công ty theo quy định của pháp luật.

2.1.4. Đăng ký lại và tổ chức lại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp và khu chế xuất

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp và khu chế xuất Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật một số quốc gia (Trang 73 - 76)