Quy chế đặc thù về cư trú, đi lại và trao đổi hàng hóa

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp và khu chế xuất Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật một số quốc gia (Trang 98 - 103)

* Cư trú, đi lại trong KCN, KCX

Với vai trò quan trọng của KCN, KCX và quy định khu vực riêng, chuyên biệt phục vụ sản xuất hàng công nghiệp nên Nhà nước Việt Nam cũng có các quy định tương đối khắt khe trong vấn đề cư trú, đi lại trong khu vực này. Các quy định pháp luật về KCN, KCX từ trước đến nay luôn thống nhất trong KCN, KCX có hàng rào riêng, không có dân cư sinh sống. Chỉ những nhà đầu tư, người làm việc trong KCX, doanh nghiệp chế xuất và những người có quan hệ công tác với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong KCX, doanh nghiệp chế xuất được ra vào KCX, doanh nghiệp chế xuất. Các đối tượng nêu trên không được lưu trú trong KCX, doanh nghiệp chế xuất trừ trường hợp được sự cho phép của Ban Quản lý các KCN, KCX.

Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết, chuyên gia nước ngoài được phép tạm trú tại doanh nghiệp trong KCN, KCX theo quy định của UBND cấp Tỉnh. Việc tạm trú của chuyên gia nước ngoài phải đáp ứng điều kiện sau:

+ Để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; + Không kèm theo gia đình và người thân;

92

Đồng thời, doanh nghiệp phải tuân thủ thực hiện các thủ tục đăng ký và khai báo tạm trú theo quy định hiện hành về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Doanh nghiệp phải tổ chức nơi ở riêng biệt và phải cam kết việc tạm trú của chuyên gia nước ngoài đảm bảo an ninh, trật tự và không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh bình thương của KCN, KCX.

Để đảm bảo điều kiện ăn ở cho nhà đầu tư và người lao động, Chính phủ cũng đẩy mạnh đầu tư các khu đô thị mới liền kề các KCN, KCX và khuyến khích doanh nghiệp tự đầu tư khu nhà ở cho công nhân. Việc tự đầu tư nhà ở cho công nhân được hưởng nhiều ưu đãi và đang thuộc diện đặc biệt ưu đãi đầu tư. Hiện nay, chính sách phát triển và việc quản lý loại nhà ở này được thực hiện theo Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20/4/2009 của Chính phủ, Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 10/2009/TT-BXD ngày 15/6/2009, Thông tư số 13/2009/TT- BXD ngày 30/6/2009 của Bộ Xây dựng.

Theo pháp luật Trung Quốc, người Trung Quốc ra vào đặc khu phải có giấy phép riêng. Người lao động được tuyển vào đặc khu phải đăng ký tại cơ quan quản lý lao động để nhận thẻ lao động và giấy phép ra vào đặc khu. Người nước ngoài tới đặc khu phải xin visa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp và tại một số đặc khu như Chu Hải, Thâm Quyến, Hạ Môn, việc xin cấp visa có thể được cấp trực tiếp mà không phải thông qua cơ quan đại diện ngoại giao của Trung Quốc tại nước ngoài. Mặc dù vậy, người nước ngoài đã nhập cảnh vào các địa phương khác của Trung Quốc thì không phải xin visa khi vào các đặc khu nữa. Như vậy, có thể nhận thất trong tương quan so sánh với pháp luật Trung Quốc công tác quản lý cư trú, đi lại trong đặc Khu kinh tế chặt chẽ hơn so với quy định của pháp luật Việt Nam.

93

Theo pháp luật Việt Nam, trao đổi hàng hóa trong KCN, KCX có sự khác nhau rất rõ rệt. Nhìn chung, vấn đề trao đổi hàng hóa của các doanh nghiệp trong KCN không có sự khác biệt lớn so với các doanh nghiệp bên ngoài. Hàng hóa được sản xuất trong KCN vừa có thể xuất khẩu, vừa có thể tiêu thụ tại thị trường nội địa mà không phải nộp thuế xuất khẩu.

Ngược lại, KCX là khu chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp xuất khẩu 100% sản phẩm, đặc thù của KCX là khu phi thuế quan do đó hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu của doanh nghiệp đặt trong KCX (bao gồm nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hóa) không phải là đối tượng chịu thuế. Mặt khác, KCX lại có hàng rào riêng và có cơ quan hải quan tại chỗ nên mọi hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu đều có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan hải quan, không giống như các doanh nghiệp KCN hay doanh nghiệp gia công xuất khẩu nằm ngoài hàng rào. Với vai trò và ý nghĩa đặc biệt của mình có quy chế đặc thù riêng trong vấn đề trao đổi hàng hóa:

(i) Trao đổi hàng hóa giữa doanh nghiệp trong KCX với thị trường nước ngoài:

Mục đích của nhà nước ta khi thành lập các KCX là nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trong nước phát triển theo định hướng ngành nghề, lĩnh vực. Chính vì vậy mà quan hệ xuất nhập khẩu trong KCX cũng có nhiều điểm đặc thù. Đa phần hàng hóa sản xuất trong KCX phải xuất khẩu 100%. Trong trường hợp này, doanh nghiệp chế xuất sẽ không thuộc đối tượng nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Có thể nói đây là một lợi thế cho các doanh nghiệp có nhu cầu chỉ sản xuất hàng xuất khẩu. Doanh nghiệp có thể giảm thiểu được rất nhiều chi phí và thu nhập thông qua việc được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng.

(ii) Trao đổi hàng hóa giữa doanh nghiệp chế xuất và thị trường nội địa: Thông thường, hàng hóa được sản xuất trong KCX phải xuất khẩu 100%. Nếu muốn tiêu thụ tại thị trường nội địa thì doanh nghiệp phải làm các

94

thủ tục hải quan, đóng thuế như các hàng hóa xuất nhập khẩu cùng loại khác. Điều này được thể hiện rõ tại Khoản 5 Điều 21 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP. Theo đó, quan hệ trao đổi hàng hóa giữa các KCX, doanh nghiệp chế xuất với các khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam, trừ khu phi thuế quan, là quan hệ xuất, nhập khẩu. Vì vậy, hàng hóa đưa từ thị trường trong nước vào KCX phải chịu thuế xuất khẩu và ngược lại từ KCX vào nội địa phải nộp thuế nhập khẩu và phải khai báo làm thủ tục hải quan.

Về thủ tục, trong trường hợp này, doanh nghiệp nội địa phải mở tờ khai nhập khẩu. Doanh nghiệp chế xuất không phải mở tờ khai xuất khẩu mà dựa vào bản sao tờ khai nhập khẩu của doanh nghiệp nội địa mở (có xác nhận của doanh nghiệp nội địa) để làm báo cáo thanh khoản.

Mới đây, theo Nghị định số 87/2010/NĐ-CP để kích thích việc xuất khẩu hàng trong khu chế xuất vào thị trường nội địa, Chính phủ mới quyết định miễn thuế nhập khẩu cho hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu chế xuất không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài. Trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu thì hàng hóa nêu trên cũng chỉ phải nộp thuế nhập khẩu trên phần nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu cấu thành trong hàng hóa đó.

Ngoài việc bán hàng hóa tự sản xuất vào nội địa, doanh nghiệp chế xuất được phép bán phế liệu, phế phẩm còn giá trị thương mại thuộc loại được phép bán vào thị trường nội địa thu được trong quá trình sản xuất.

Ngoài ra, các tài sản thanh lý của doanh nghiệp chế xuất cũng được phép xuất khẩu vào nội địa nếu thuộc các trường hợp không bị cấm và hạn chế. Tuy nhiên, trong vấn đề này nảy sinh khá nhiều bất cập liên quan đến thời hạn sử dụng của thiết bị. Theo quy định chung, Việt Nam không cho phép nhập khẩu ô tô có thời hạn đã qua sử dụng quá 5 năm và một số thiết bị công nghệ thông tin đã qua sử dụng. Do đó, khi quyết định thay đổi công nghệ, đầu tư mở rộng về công nghệ hoặc đơn giản là không còn nhu cầu sử

95

dụng, doanh nghiệp chế xuất không được phép bán vào nội địa các sản phẩm vẫn còn giá trị thương mại và giá trị sử dụng tốt mà phải tiến hành tiêu hủy. Đây là một bất cập gây lãng phí cho nền kinh tế và thiệt thòi về vật chất cho doanh nghiệp chế xuất. Theo tôi, Việt Nam nên thành lập một cơ quan chuyên môn thẩm định chất lượng sản phẩm đối với lĩnh vực này, nếu các sản phẩm, thiết bị, dụng cụ còn giá trị sử dụng, giá trị thương mại thì dán tem quy định thời hạn sử dụng, chuyển qua cơ quan tái chế phục vụ mục đích từ thiện hoặc cộng đồng.

Bên cạnh hoạt động bán hàng vào nội địa, doanh nghiệp chế xuất thường xuyên mua hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, năng lượng và các dịch vụ khác từ thị trường nội địa. Đối với những hàng hóa này, doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.

Tuy nhiên, đối với việc mua văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam để phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp, doanh nghiệp chế xuất được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu và hải quan đối với những loại hàng hóa này. Trường hợp không thực hiện thủ tục hải quan thì doanh nghiệp phải được Ban quản lý các KCN, KCX phê duyệt danh mục hàng hóa mua sắm.

(iii) Trao đổi hàng hóa giữa các doanh nghiệp chế xuất với nhau: Đối với hàng hóa gia công giữa hai doanh nghiệp chế xuất, chỉ doanh nghiệp nhận gia công có trách nhiệm thực hiện đăng ký hợp đồng gia công và làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý doanh nghiệp chế xuất nhận gia công.

Tuy nhiên, đối với giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp trong cùng một KCX thì các doanh nghiệp sẽ không phải mở tờ khai hải quan mà chỉ nộp giấy phép và hợp đồng nếu được sự cho phép của Ban quản lý KCX.

96

Đây được coi là một quy định mang tính thông thoáng tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp. Được biết, trước đây, việc mua bán hàng hóa trong cùng một

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp và khu chế xuất Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật một số quốc gia (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)