0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Các Điều ước quốc tế có liên quan

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÀ KHU CHẾ XUẤT VIỆT NAM TRONG TƯƠNG QUAN SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA (Trang 50 -50 )

Có thể nói, từ rất sớm Việt Nam đã tham gia các Điều ước quốc tế song phương cũng như đa phương về hợp tác kinh tế quốc tế, và phần lớn Điều ước này đều dựa trên nguyên tắc đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc

44

khi điều chỉnh về vấn đề quyền và lợi ích của nhà đầu tư của các bên ký kết hoạt động tại nước sở tại. Ảnh hưởng lớn đến việc cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam phải kể đến các Hiệp định song phương và đa phương sau đây: Hiệp định thương mại Việt Nam và Hoa Kỳ; Hiệp định Tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản; Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN; Nghị định thư về việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam, Việt Nam là thành viên của diễn đàn APEC, Công ước Oasington 1965 về giải quyết tranh chấp thương mại nhà đầu tư nước ngoài (Việt Nam là thành viên), Hiệp định Trips trong khuôn khổ WTO... Theo thống kê đến tháng 10 năm 2010, Việt Nam đã ký 76 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với 76 quốc gia và vùng lãnh thổ.. Theo các điều ước quốc tế nêu trên, Việt Nam cam kết mở cửa thị trường cho tương đối rộng cho các nhà đầu tư nước ngoài, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng trong kinh doanh giữa các thành phần kinh tế.

Mặc dù không có Điều ước quốc tế nào quy định rõ ràng và trực tiếp về quyền và lợi ích của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong KCN, KCX, nhưng với việc thực hiện các Điều ước quốc tế này đã gián tiếp tác động vào các doanh nghiệp FDI và cũng góp phần tạo sự bình đẳng tương đối giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nội địa, giữa các doanh nghiệp nước ngoài với nhau trên toàn quốc và trong các KCN, KCX.

Ngoài ra, các điều ước quốc tế cũng góp phần giúp các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm chi phí kinh doanh và được cạnh tranh công bằng trên cơ sở được hưởng giá dịch vụ công bằng với doanh nghiệp nội địa và giảm được sự độc quyền cung cấp dịch vụ. Ngoài ra, các điều ước quốc tế, đặc biệt là các cam kết liên quan đến việc Việt Nam gia nhập WTO còn tạo thêm sự đảm bảo về đầu tư và khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, tạo môi trường đầu tư minh bạch tại Việt Nam. Theo lộ trình Việt Nam cam

45

kết với WTO, chúng ta đã mở cửa thị trường đối với cá ngành nghề trước đây chúng ta coi là nhạy cảm và luôn độc quyền như ngân hàng, dịch vụ tài chính, viễn thông, thương mại dịch vụ (quyền xuất nhập khẩu, quyền phân phối đối với hầu hết các mặt hàng như điện, điện tử, hàng tiêu dùng...).

46

Chương 2

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÀ KHU CHẾ XUẤT VIỆT NAM TRONG TƯƠNG QUAN SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA (Trang 50 -50 )

×