Những vướng mắc, tồn tạ

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp và khu chế xuất Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật một số quốc gia (Trang 120 - 128)

Đạt được những thành tựu nêu trên, ngoài sự nỗ lực của bản thân từng doanh nghiệp, còn phải kể đến sự hỗ trợ tích cực của hệ thống cơ chế, chính sách của nhà nước đã đảm bảo cho các doanh nghiệp FDI yên tâm sản xuất, hoạt động kinh doanh tại KCN, KCX. Mặc dù Nhà nước có rất nhiều nỗ lực như vậy, tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã có nhiều cải thiện nhưng kết quả đạt được vẫn chưa xứng với tiềm năng và lợi thế của Việt Nam, việc thực thi quy định pháp luật về địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các KCN, KCX vẫn còn có những hạn chế nhất định.

- Về sử dụng đất tại KCN, KCX

Mặc dù Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo ra một hành lang pháp lý tương đối đầy đủ cho hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và góp phần giúp cho việc khai thác và sử dụng đất ngày càng có hiệu quả hơn. Đặc biệt, sự ra đời của Nghị định 29/2008/NĐ-CP đã đóng góp tích cực cho việc xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng KCN, KCX, tạo

114

thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp trong các khu vực này. Tuy nhiên, một số quyền lợi của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại KCN, KCX về đất đai như quyền chuyển nhượng, cho thuê, quyền thế chấp đất đai vẫn chưa được quy định cụ thể. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được sử dụng đất theo hình thức thuê mà không được giao đất có thu tiền sử dụng đất như doanh nghiệp trong nước. Mặt khác, tại thời điểm hiện nay, phương thức trả tiền thuê đất cũng bị giới hạn chỉ còn trả tiền thuê đất hàng năm và trả tiền thuê đất toàn bộ cho cả thời hạn thuê. Do đó, doanh nghiệp không còn cơ hội được hưởng nhiều quyền lợi hơn theo chế độ trả tiền thuê đất trong nhiều năm.

Bên cạnh đó, mô hình phát triển hạ tầng kỹ thuật trong các KCN, KCX cũng đang là nguyên nhân dẫn tới khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động tại đây. Hiện nay, mô hình này đang được thực hiện theo hình thức Nhà nước cho doanh nghiệp phát triển hạ tầng thuê đất để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hoặc thuê lại đất để phát triển hạ tầng. Khi có nhu cầu đầu tư vào KCN, KCX, các doanh nghiệp sẽ phải thuê lại đất của các doanh nghiệp phát triển hạ tầng nói trên. Mô hình này có mặt tích cực là giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian xây dựng hạ tầng, đảm bảo quy hoạch của KCN, KCX. Tuy nhiên, do chính đặc điểm của mô hình này mà doanh nghiệp khi đầu tư vào KCN, KCX sẽ phải chịu giá thuê đất bao gồm giá đất thô cộng với chi phí giải tỏa, chí phí đầu tư phát triển hạ tầng và lợi nhuận của doanh nghiệp phát triển hạ tầng. Mức lợi nhuận này lại không có tiêu chí để đánh giá hợp lý, mặt khác theo quy định của Luật Đầu tư, Nghị định 29/2008/NĐ-CP thì mức giá doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng cho doanh nghiệp KCN thuê phải có sự thỏa thuận với cơ quan quản lý nhà nước là Ban quản lý các KCN, KCX nhưng trên thực tế, mức giá thuê đất là sự thỏa thuận của các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước đứng ngoài cuộc, do nhu cầu đầu tư vào KCN, KCX khá lớn, do vậy các doanh nghiệp hoạt động trong KCN, KCX thường bị ép thuê với giá khá cao. Ngoài ra, việc chưa có sự phân biệt giữa quyền cho thuê đất chưa có cơ

115

sở hạ tầng (đất thô) và quyền cho thuê đất đã có cơ sở hạ tầng cũng dẫn tới việc khó quản lý về mặt nhà nước.

Theo quy định, chu kỳ tính giá thuê đất là năm năm thay đổi một lần, như vậy, trong vòng 50 năm hoạt động của dự án (thời hạn tối đa), nhà đầu tư phải có 10 lần điều chỉnh giá và không có khống chế mức điều chỉnh. Thông thường mức giá của lần điều chỉnh sau bao giờ cũng cao hơn lần trước với tỷ lệ chênh lệch giá khá lớn, gây bất hợp lý với doanh nghiệp thuê đất. Doanh nghiệp thuê đất cho rằng họ chấp nhận giá thuê đất lần đầu ký kết cao là do họ phải chịu chi phí giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật..., sau 10 đến 20 năm chủ đầu tư hoàn vốn, thu được lợi nhuận, hết khấu hao công trình, giá thuê phải hạ xuống, nhưng trên thực tế các doanh nghiệp thuê đát luôn phải chịu giá thuê đất sau mỗi lần điều chỉnh giá cao hơn. Đến kỳ điều chỉnh giá, các doanh nghiệp hoạt động trong KCN, KCX nhận được văn bản yêu cầu điều chỉnh giá thuê, theo mức ấn định của chủ đầu tư là Công ty kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN, KCX mà không cần sự thỏa thuận của doanh nghiệp trong KCN, KCX, các doanh nghiệp thứ phát không đồng ý hay chấp nhận mức giá mới sẽ bị Chủ đầu tư hạ tầng dùng biện pháp cắt điện, nước... gây khó khăn không thể sản xuất kinh doanh được, mà các doanh nghiệp này cũng không thể chấm dứt hợp đồng thuê đất trước thời hạn do đã đầu tư một số tiền lớn xây dựng nhà máy, dây chuyền máy móc, thiết bị sản xuất kinh doanh... Quy định này làm cho nhà đầu tư phát triển hạ tầng không thể dự tính được tiền thuê đất của mình còn các doanh nghiệp thuê đất trong KCN, KCX thì không thể trù tính được giá đầu vào cho những năm sau do không thể dự tính được tiền thuê đất của nhiều năm sau. Thực tế cho thấy, Bảng giá đất của các tỉnh mỗi năm đều thay đổi hàng chục phần trăm. Đây là một rủi ro lớn đối với doanh nghiệp đang sử dụng đất thuê lại đất có hạ tầng của Công ty kinh doanh và phát triển cơ sở hạ tầng các KCN, KCX.

116

Từ lâu, khi đánh giá ưu điểm của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, tiêu chí nguồn nhân lực rồi rào, nhân công rẻ luôn được nhắc tới và được coi là một lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, đây chưa hẳn đã là ưu điểm khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu tuyển dụng một lực lượng lớn lao động có kỹ thuật và tay nghề cao trong khi đó, hầu hết lực lượng lao động tại các địa phương không đáp ứng được nhu cầu này. Hiện nay, "nhân lực có trình độ đại học và trên đại học trong các KCN chỉ chiếm 4,5% tổng số lao động; công nhân kỹ thuật đã qua đào tạo chỉ chiếm 31% tổng số lao động; trong khi đó lao động giản đơn lại chiếm đến 60% tổng số lao động" [11]. Đây là một khó khăn cho các doanh nghiệp khi muốn thực hiện việc đầu tư của mình. Trên một khía cạnh nào đó, việc thiếu lao động đã làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền thuê, tuyển lao động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các KCN, KCX.

Về sử dụng và quản lý lao động nước ngoài trong các KCN, KCX, hiện Chính phủ đã bỏ quy định hạn chế tỷ lệ lao động nước ngoài được sử dụng tại doanh nghiệp. Sự ra đời của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP đã tháo gỡ nhiều khó khăn và sức ép về lao động có trình độ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ cho doanh nghiệp trong KCN, KCX. Tuy nhiên, văn bản này vẫn tồn tại một số quy định về sử dụng lao động nước ngoài đang gây vướng mắc trên thực tế. Cụ thể, theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 34/2008/NĐ-CP quy định một trong những điều kiện với lao động nước ngoài để được làm việc tại Việt Nam là lao động đó phải "là nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc chuyên gia". Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 20 lại quy định: Đối với người nước ngoài tại Việt Nam bao gồm học sinh, sinh viên. phu nhân, phu quân, người giúp việc và người nước ngoài không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định này có nhu cầu làm việc cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam thì không phải làm hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động. Như vậy, có thể hiểu, pháp luật mở đường cho việc sử dụng lao động nước ngoài là lao động phổ thông. Trên thực tế, với quy định này rất khó kiểm soát được việc

117

lạm dụng tuyển dụng lao động phổ thông từ nước ngoài và làm ảnh hưởng đến việc làm của lao động trong nước. Bên cạnh đó, theo quy định tại Nghị định 34/2008/NĐ-CP, lao động nước ngoài làm việc theo hình thức di chuyển nội bộ phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động trước khi người nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam ít nhất 20 ngày. Tuy nhiên, quy định về hồ sơ đề nghị cấp phép lao động lại cần một số thủ tục như: khám sức khỏe, bản khai lý lịch tự thuật tại Việt Nam. Như vậy, thật khó cho doanh nghiệp trong việc lựa chọn làm thủ tục nào trước để đảm bảo các điều kiện được đặt ra.

Trong Nghị định 34/2008/NĐ-CP còn có bất cập bị cho là không phù hợp với các quy định trong quá trình hội nhập WTO là việc lao động nước ngoài làm việc theo hình thức hợp đồng lao động phải được tuyển dụng tại Việt Nam. Trên thực tế, các doanh nghiệp sẽ phải thực hiện việc tuyển dụng ở nước ngoài rồi điều chuyển sang Việt Nam vì ở Việt Nam thì rất khó có lao động nước ngoài phù hợp với yêu cầu tuyển dụng.

Ngoài ra, nhiều vấn đề trong Bộ luật Lao động cũng chưa có hướng dẫn phù hợp với điều kiện đặc thù của doanh nghiệp hoạt động trong các KCN, KCX ở xa khu dân cư. Chẳng hạn như quy định tại Điều 115 Bộ luật Lao động cho phép lao động nữ có thai, nuôi con dưới 1 tuổi được nghỉ sớm hơn 1 giờ những vẫn được trả đủ lương. Trong các trường hợp này, người lao động cũng không thấy thoải mái khi được nghỉ sớm vì phải tự lo phương tiện đi lại do KCN, KCX chỉ có xe đưa đón vào giờ cố định. Tuy nhiên, nếu linh hoạt cộng dồn và bố trí cho người lao động được nghỉ bù vào một số ngày trong tháng thì doanh nghiệp có thể bị xử phạt do bị xem là không tuân thủ pháp luật lao động hoặc yêu cầu người lao động làm thêm giờ nhưng không trả khoản tiền chênh lệch.

Tóm lại, với các chính sách về lao động còn nhiều bất cập nên trên, doanh nghiệp đầu tư trong KCN, KCX đã phần nào gặp khó khăn trong quá trình sử dụng lao động.

118 - Về chính sách ưu đãi:

Thời điểm trước năm 2005, Luật đầu tư nước ngoài quy định chỉ được chuyển tối đa 3% lợi nhuận trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ra nước ngoài và việc này được ghi nhận ngay trong Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư các dự án của các Công ty nước ngoài. Nhưng kể từ sau năm 2005, quy định này đã được bãi bỏ. Các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào một nước sở tại họ thường quan tâm quyền, nghĩa vụ của họ ở nước sở tại là gì. Các chính sách ưu đãi của họ như thế nào… Theo quy định của Nghị định 108/2008/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư thì đầu tư vào KCN, KCX được coi là địa bàn ưu đãi đầu tư theo phụ lục I, Nghị định này và các dự án đầu tư vào KCN, KCX "được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp như chỉ phải chịu thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 15% trong 12 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động, được miễn 3 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% trong 7 năm tiếp theo" [28]. Tuy nhiên, kể từ 01/01/2009 khi Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp 2008 có hiệu lực và sự ra đời của Nghị định 87/2010/NĐ-CP thì những ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp nói trên không còn nữa. Các ưu đãi đối với doanh nghiệp chế xuất như được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng cũng chỉ áp dụng đến hết năm 2011. Điều này làm giảm bớt sức hấp dẫn của việc đầu tư vào KCN, KCX.

Bên cạnh đó, như đã trình bày ở trên, doanh nghiệp đầu tư vào các khu vực này cũng không còn được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu nữa.

- Vấn đề giảm vốn điều lệ: Luật doanh nghiệp Việt Nam 2005 quy định Công ty TNHH một thành viên chỉ được tăng mà không được giảm vốn điều lệ. Tuy nhiên, Nghị định 25/2010/NĐ-CP lại quy định Công ty TNHH một thành viên do nhà nước sở hữu 100% vốn nhà nước được giảm vốn điều lệ. Điều này cho thấy còn có sự phân biệt giữa doanh nghiệp nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, nhất là trong

119

điều kiện các doanh nghiệp FDI bị lỗ, không có điều kiện bổ sung vốn mà muốn giảm vốn điều lệ tương ứng với số lỗ. Theo tác giả Luận văn đây là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu đẻ có những quy định phù hợp, thống nhất thực hiện đối với các doanh nghiệp nhằm xóa bỏ mọi sự phân biệt giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

- Vấn đề môi trường: Các chủ đầu tư kinh doanh phát triển hạ tầng KCN, KCX chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải do quy định của pháp luật còn chưa chặt chẽ Luật quy định trường hợp KCN, KCX có tỷ lệ lấp đầy từ 70% trở lên, chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật phải đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung), mặt khác việc đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải tốn kém rất nhiều tiền, việc thu hồi vốn rất chậm do thu phí của doanh nghiệp đăng ký xử lý tính theo m3 nước thải hoặc kg chất thải rắn. Chính vì vậy, trong các KCN, KCX còn hiện tượng vi phạm về môi trường, đơn cử như trường hợp Công ty United Motor (UMV) trong KCN Nội Bài, Sóc Sơn, Hà Nội là doanh nghiệp chuyển lắp ráp, sản xuất phụ tùng xe máy, Công ty dùng rất nhiều hóa chất tẩy rửa, hóa chất sơn càng, khung xe máy làm mùi sơn, bụi sơn ảnh hướng đến doanh nghiệp xung quanh, nước thải của doanh nghiệp này không được xử lý triệt để mà xả thải trực tiếp vào hệ thống nước thải chung của KCN, nồng độ nước thải không đạt chuẩn cho phép… dẫn đến ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của dân cư xung quanh KCN, gây chết hoa màu của nhân dân dẫn đến khiếu kiện kéo dài. Vừa qua, đoàn kiểm tra liên ngành do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì đã lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường đối với công ty United Motor.

Đồng thời một nghịch lý nữa đang xảy ra là một số KCN, KCX đã đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung hiện đại với tổng vốn đầu tư 300- 500 tỷ đồng, thì tần suất sử dụng rất ít (công suất chỉ đạt 20%-30%), không phải do chủ đầu tư không khảo sát, tính toán nhu cầu trước xây dựng mà do phí xử lý 1 m3 nước thải quá cao so với khả năng của doanh nghiệp sản xuất. Do vậy, các

120

doanh nghiệp chọn giải pháp trốn tránh sự kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền và xả thải trực tiếp vào hệ thống xử lý nước thải chung của toàn KCN, KCX.

- Mối liên kết với các doanh nghiệp bên ngoài:

Trong thời gian qua, lượng vốn FDI vào các KCN của nước ta đã tăng từ mức chỉ vài triệu USD năm 1991 lên khoảng 10 tỷ USD năm 2000 và 41 tỷ USD năm 2008. Tính đến cuối năm 2008, các KCN đã thu hút hơn 3.360 dự án đầu tư nước ngoài, chiếm 35,7% tổng số dự án đầu tư nước ngoài và 36%

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp và khu chế xuất Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật một số quốc gia (Trang 120 - 128)