0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Vai trò trong việc chuyển giao công nghệ, phương thức quản lý tiên tiến từ nước ngoài vào Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÀ KHU CHẾ XUẤT VIỆT NAM TRONG TƯƠNG QUAN SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA (Trang 40 -40 )

lý tiên tiến từ nước ngoài vào Việt Nam

Với đặc thù sản xuất hàng công nghiệp hay hàng hóa chuyên xuất khẩu, KCN, KCX đòi hỏi một kỹ thuật công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường phục vụ cho mục đích chuyên môn. Trong các dự án kinh doanh có yếu tố nước ngoài, việc học tập, tiếp thu và chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật hiện đại từ các đối tác nước ngoài diễn ra phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong thành công của các dự án. Đặc biệt, trong KCN và KCX, nơi có sự thống nhất về kế hoạch sản xuất kinh doanh, việc chuyển giao công nghệ trở nên vô cùng quan trọng và được thực hiện thông qua một "kênh" rất hữu ích là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Cơ cấu ngành chuyển

34

dịch theo hướng ích cực: từ đa dạng hóa -> chuyên môn hóa, từ tích lũy -> sáng tạo và từ kỹ năng cơ bản -> kỹ năng tiên tiến.

Việc đầu tư vào các KCN, KCX của doanh nghiệp có vốn ĐTNN thường đi kèm với việc đem đến những kỹ thuật công nghệ hiện đại, trình độ quản lý cao cho ngành sản xuất trong nước. Hiện nay, các ngành sản xuất chủ yếu ở các KCN, KCX là cơ khí, điện tử đã áp dụng các kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, đặc biệt là từ các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ. Điển hình như Công ty TNHH Canon Việt Nam, Mabuchi Motor, Samsung Việt Nam, các công ty có vốn đầu tư của Tập đoàn Panasonic. Chính việc mang vốn, công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại, trình độ quản lý cao vào Việt Nam là một cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam học hỏi kinh nghiệm quản lý, tiếp thu, làm chủ khoa học, công nghệ, đây là một bước quan trọng trong chiến dịch "đi tắt, đón đầu" nhanh chóng đưa Việt Nam phát triển xứng tầm châu lục. Sự đóng góp của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN trong chuyển giao công nghệ tiên tiến được thể hiện trong bảng số liệu sau:

Bảng 1.2: Phân loại trình độ công nghệ các doanh nghiệp trong KCN

Thành phần kinh tế

Trình độ công nghệ so với thế giới

Hiện đại Trung bình Lạc hậu

doanh nghiệp trong nước 9% 32,5% 48,5%

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 44,4% 55,6% 0%

Nguồn: [35].

Từ bảng trên có thể thấy rõ được vai trò quan trọng của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại KCN trong việc tiếp thu công nghệ mới và hiện đại kèm theo đó là vốn, trình độ quản lý... Định hướng phát triển ngành nghề, lĩnh vực đầu tư trong KCN, KCX ngày càng đi vào chiều sâu, phát triển sản xuất

35

theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, từng bước thu hút những dự án có trình độ công nghệ ngày càng cao hơn: sản xuất tự động hóa, sản xuất các sản phẩm có độ chính xác cao trong các lĩnh vực cơ khí, điện tử, cáp quang, vi mạch, bán dẫn, pin năng lượng mặt trời, phát triển nghiên cứu và thiết kế chip, phần mềm điện toán của các công ty, tập đoàn lớn từ Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu, Đài Loan, Hàn Quốc…

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có vốn ĐTNN đã góp sức đào tạo được đội ngũ lao động công nghiệp sử dụng và vận hành thành thạo các trang thiết bị phục vụ quản lý và sản xuất, nắm vững công nghệ, có tác động lan toả và nâng trình độ tay nghề của đội ngũ lao động Việt Nam lên một tầm cao mới. Các doanh nghiệp FDI khi tiến hành đầu tư vào Việt Nam, họ phải tuyển lao động Việt Nam vào làm việc. Để công việc sản xuất kinh doanh của Công ty được vận hành trôi chảy, có hiệu quả và lợi nhuận cao, các nhà đầu tư nước ngoài đã tuyển dụng, đào tạo lại bằng cách gửi các lao động Việt Nam về Công ty mẹ để học tập, đi nước ngoài, nước có nền công nghệ phát triển và qua đó các lao động Việt Nam đã làm chủ được công nghệ và nắm giữ các vị trí quan trọng trong nhà máy như: giám đốc điều hành, trưởng phòng công nghệ, trưởng phòng kỹ thuật, sản xuất...

Có thể nói, việc thỏa mãn được yêu cầu cơ bản về cơ sở hạ tầng cho việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ tại các KCN, KCX là một trong những yếu tố chính thu hút các doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Cùng với đó, sức "hấp thụ" công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến từ nước ngoài cũng ngày càng gia tăng. Đây là mối quan hệ thể hiện vai trò hai chiều của KCN, KCX và doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Một mặt, các KCN, KCX là nơi tạo lợi nhuận đầu tư cho doanh nghiệp, ngược lại, doanh nghiệp có vốn ĐTNN đem đến những công nghệ kỹ thuật hiện đại cho nền sản xuất trong nước, các doanh nghiệp trong nước tiếp thu khoa học, công nghệ, học hỏi trình độ quản lý. Sự có mặt của doanh nghiệp có vốn ĐTNN với công nghệ và năng lực quản lý tiên tiến sẽ dẫn đến sự thay đổi cơ cấu sản xuất, chất lượng, cơ cấu sản phẩm. Việc

36

xuất khẩu sẽ thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng hàng hóa có hàm lượng công nghệ thấp sang hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao và giàu chất xám hơn, giảm tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa sơ chế, sản phẩm thô, lắp ráp giản đơn sang hàng hóa đã qua chế biến, sản phẩm hoàn chỉnh có hàm lượng kỹ thuật. Điều này được chứng minh qua thực tế phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam. Giai đoạn đầu, việc thu hút đầu tư chủ yếu ở các ngành: dệt may, lắp ráp điện tử, nhưng càng về sau, đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất máy chính xác, linh kiện điện tử yêu cầu kỹ thuật cao dần tăng mạnh. Kết quả này một phần lớn xuất phát từ sự gia tăng chuyển giao công nghệ tại các KCN, KCX do có các doanh nghiệp có vốn ĐTNN.

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÀ KHU CHẾ XUẤT VIỆT NAM TRONG TƯƠNG QUAN SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA (Trang 40 -40 )

×