Hoàn thiện hệ thống chính sách để cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp và khu chế xuất Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật một số quốc gia (Trang 135)

129

khu công nghiệp, khu chế xuất và tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với loại hình doanh nghiệp này

Đối với yêu cầu hoàn thiện hệ thống chính sách để cải thiện môi trường đầu tư và tăng cường công tác quản lý nhà nước, những hoạt động cần triển khai dự kiến bao gồm:

- Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại KCN, KCX về đất đai như quyền chuyển nhượng, cho thuê, quyền thế chấp đất đai.

- Hoàn thiện các quy định liên quan đến lao động: để khắc phục tình trạng thiếu lao động, đặc biệt là lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao. Nhà nước cần có chính sách phát triển các cơ sở đào tạo nghề gắn với nhu cầu phát triển của KCN, KCX. Thành lập các cơ sở đào tạo nghề tại nơi phát triển KCN, KCX có mục đích đáp ứng trực tiếp nhu cầu của các doanh nghiệp trong KCN, KCX, đồng thời góp phần giải quyết việc làm cho những lao động nông nghiệp có đất bị chuyển sang sản xuất công nghiệp. Song song việc thành lập cơ sở đào tạo, cần xây dựng cơ chế, chính sách miễn giảm thuế thu nhập đối với các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực. Việc này sẽ giúp nhà đầu tư không phải tuyển dụng lao động từ các địa phương khác, thậm chí làm giảm việc sử dụng lao động nước ngoài, tránh việc di dân gây ra các hiện tượng xã hội tiêu cực xung quanh KCN, KCX. Bên cạnh đó, cần phát huy vai trò của cơ quan thanh tra lao động trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách lao động và tiền lương của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong KCN, KCX; sửa đổi các quy định về lao động và tiền lương cho phù hợp, theo kịp tình hình thực tiễn... nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng đình công, lãn công kéo dài.

- Nhằm thúc đẩy hạ tầng xung quanh KCN, khắc phục tình trạng doanh nghiệp trong KCN khó tìm các đối tác cung ứng, liên kết lỏng lẻo với các doanh nghiệp bên ngoài. Pháp luật cần sớm bổ sung các quy định về việc

130

cho doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN tham gia đầu tư các công trình kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngoài hàng rào KCN cũng được hưởng các ưu đãi như đối với phát triển hạ tầng trong hàng rào KCN. Cần cho phép các doanh nghiệp đang hoạt động và các dự án đầu tư tại khu vực quy hoạch KCN theo đúng quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt cũng được hưởng ưu đãi như các doanh nghiệp trong KCN. Nhà nước cần xây dựng cơ chế chính sách trích một phần phí thu hạ tầng để duy tu bảo dưỡng hạ tầng cơ sở KCN, KCX; đồng thời nghiên cứu chính sách ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng ngoài hàng rào KCN.

- Cần hoàn thiện các quy định pháp luật về đất đai. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong KCN hoạt động thuận lợi, Nhà nước cần có chính sách trong việc vay vốn thích hợp như: áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi và kéo dài thời gian cho vay. Quy định này xuất phát từ thực tế, hiệu quả của các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng KCN, KCX phụ thuộc nhiều vào việc thu hút được nhiều các dự án đầu tư thứ cấp thuê lại đất và thường chậm thu hồi vốn. Nếu doanh nghiệp chỉ vay vốn theo lãi suất thương mại và hạch toán vào giá thành thuê lại đất thì giá thành thuê lại đất sẽ cao, khó thu hút được đầu tư. Do vậy, nên xác định các dự án đầu tư phát triển hạ tầng KCN, KCX là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tương tự như giao thông, bến cảng được vay vốn với lãi suất và các điều kiện ưu đãi tương tự. Cần hình thành bộ máy xử lý nhanh chóng và có hiệu quả các vấn đề liên quan đến đất đai trong KCN, KCX mới thành lập như vấn đề thủ tục cấp đất, đề bù, giải tỏa, giải phóng mặt bằng. Đồng thời tích cực tham khảo kinh nghiệm của các nước trong khu vực như: Trung Quốc, Thái Lan, Singapore về vấn đề này như đã phân tích ở trên. Trong hợp đồng thuê lại đất trong KCN, KCX cần quy định tách riêng giá thuê đất chưa có cơ sở hạ tầng và chi phí thuê cơ sở hạ tầng. Bổ sung quy định tiền sử dụng đất đối với đất thô, tiền sử dụng đất thô thấp hơn đất đã có mục đích sử dụng. Tuy nhiên, đây là vấn đề phức tạp cần được xử lý trong các

131

quy định liên quan để giải quyết thích hợp quyền lợi và trách nhiệm của doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng trong KCN, KCX.

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp và khu chế xuất Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật một số quốc gia (Trang 135)