Chính sách ưu đãi trong khu công nghiệp, khu chế xuất

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp và khu chế xuất Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật một số quốc gia (Trang 84 - 98)

Nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào sản xuất, kinh doanh tại KCN, KCX, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách ưu đãi. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, mức độ ưu đãi đã giảm sút đáng kể so với trước đây do đầu tư vào khu vực này không còn được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2009. Hiện nay, doanh nghiệp chỉ còn được hưởng ưu đãi về tiền thuê đất, ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu… Cụ thể:

* Ưu đãi về tiền thuê đất.

Theo Điều 90 Luật Đất đai năm 2003 của Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài có quyền chọn lựa thanh toán tiền thuê đất hàng năm hoặc trả một lần cho cả thời gian thuê đất. Do đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong KCN, KCX có thể trả tiền thuê đất theo một trong các hình thức nêu trên đối với diện tích sử dụng riêng mà không phải trả tiền thuê đất cho diện tích xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong KCN như đường giao thông nội khu, trạm điện, nhà máy nước, nhà máy xử lý nước thải...

Hiện nay, hoạt động đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng và đầu tư xây dựng chung cư cho công nhân làm việc tại các KCN, KCX thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư. Dự án sản xuất trong KCN cũng thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư (theo Phụ lục I Nghị định số 108/2006/NĐ-CP). Ngoài ra, KCN cũng là địa bàn được ưu đãi đầu tư, được coi là địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (theo Phụ lục II Nghị định số 108/2006/NĐ-CP). Căn cứ vào các tiêu chí nêu trên và Điều 14 Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ, dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KCN, KCX và dự án xây dựng nhà

78

chung cư cho công nhân được miễn toàn bộ tiền thuê đất. Không tính đến các tiêu chí khác, các dự án sản xuất trong KCN được miễn tiền thuê đất theo hai tiêu chí là lĩnh vực hoạt động và địa bàn đầu tư nên được miễn tiền thuê đất 11 năm kể từ ngày xây dựng hoàn thành đưa dự án vào hoạt động. Các dự án khác trong KCN, KCX có thể được miễn tiền thuê đất 3 năm hoặc 7 năm. Ngoài ra, các dự án còn được miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng.

So với Luật Khuyến khích và bảo hộ đầu tư của Lào, quy định của Việt Nam có phần thuận lợi hơn. Tại quốc gia này, việc miễn phí thuê đất hoặc tô nhượng đất chỉ được áp dụng đối với các dự án xây dựng trung tâm nghiên cứu- phân tích, một số dự án dân sinh và công cộng. Thời hạn miễn được xác định theo các khu vực với các mốc là 3, 10 và 14 năm. Tuy nhiên, quốc gia này lại cho phép nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư với số vốn đăng ký từ 500.000 Đôla Mỹ trở lên có quyền mua quyền sử dụng đất của nhà nước đã trong quy hoạch theo quy định của thời gian đầu tư dự án để xây dựng nhà ở hoặc cơ sở kinh doanh, nhưng cần được sự đồng ý của tổ chức quản lý đất đai địa phương.

Pháp luật Trung Quốc, các đặc khu kinh tế khác nhau có mức ưu đãi khác nhau trong việc trả tiền sử dụng đất. Chẳng hạn, ở Thâm Quyến, các xí nghiệp có công nghệ cao được miễn khoản tiền nay trong 5 năm đầu và giảm 50% trong 5 năm tiếp theo. Ở Chu Hải, các xí nghiệp liên doanh đang áp dụng công nghệ cao hoặc các xí nghiệp lợi nhuận thấp được miễn trả khoảng tiền này. Ở Hà Môn, tiền trả cho việc sử dụng đất được giảm 50% trong thời gian xây dựng theo dự toán, còn đối với những người Trung Quốc ở nước ngoài thì được giảm 50% trong toàn bộ thời gian xây dựng, các nhà đầu tư từ Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan coi được hưởng các ưu đãi bổ sung.

* Ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Theo pháp luật Việt Nam: trước đây, một trong những ưu đãi hấp dẫn đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào sản xuất trong KCN

79

chính là việc được ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, vừa qua danh mục về lĩnh vực ưu đãi về thuế nhập khẩu đã bị thay đổi. Theo Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/08/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, dự án đầu tư xây dựng hạ tầng KCN, KCX không còn thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư và dự án sản xuất trong KCN không thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư. Đồng thời, địa bàn được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu được xác định theo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP. Như vậy, trong trường hợp KCN, KCX không thuộc các địa bàn được ưu đãi đầu tư theo quy định trên thì về cơ bản hoạt động đầu tư vào KCN, KCX không còn được ưu đãi thuế này.

Theo Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP, chỉ các doanh nghiệp trong KCN, KCX tự đầu tư nhà ở cho công nhân có thể được miễn thuế lần đầu đối với một số loại trang thiết bị nhập khẩu như:

- Hệ thống cung cấp nước các loại; - Hệ thống điều hòa và thông gió; - Hệ thống phòng cháy và chữa cháy; - Hệ thống xử lý rác và nước thải; - Hệ thống vận chuyển (thang máy); - Hệ thống giặt là;

- Hệ thống thiết bị bảo vệ.

* Ưu đãi và hỗ trợ về sử dụng lao động

Với đặc trưng chung là sử dụng nhiều lao động, doanh nghiệp đầu tư tại KCN, KCX có thể được áp dụng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ do sử dụng nhiều lao động như sau:

80

Hiện nay, chi phí đào tạo của doanh nghiệp được tính vào chi phí hợp lý làm căn cứ xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài ra, Chính phủ hỗ trợ từ nguồn ngân sách cho việc đào tạo lao động trong các doanh nghiệp thông qua các chương trình trợ giúp đào tạo.

- Ưu đãi do sử dụng nhiều lao động nữ:

Theo Điều 5 Nghị định số 23/CP ngày 18/4/1996 của Chính phủ, doanh nghiệp có đủ một trong hai điều kiện sau đây là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ:

- Sử dụng thường xuyên từ 10 đến 100 lao động nữ và có số lao động nữ từ 50% trở lên so với tổng số lao động có mặt thường xuyên của doanh nghiệp.

- Sử dụng thường xuyên trên 100 lao động nữ và có số lao động nữ từ 30% trở lên so với tổng số lao động có mặt thường xuyên của doanh nghiệp.

Theo Điều 6 Nghị định số 23/CP, các doanh nghiệp loại này được hưởng các chính sách ưu đãi dưới đây:

- Trường hợp gặp khó khăn đặc biệt, có quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì được vay vốn với lãi suất thấp từ quỹ quốc gia về việc làm;

- Trường hợp có khó khăn về tài chính, không tự giải quyết việc điều chuyển lao động nữ đang làm các công việc thuộc danh mục công việc cấm sử dụng lao động nữ sang làm công việc khác thích hợp thì doanh nghiệp được lập dự án xin kinh phí hỗ trợ một lần từ quỹ quốc gia về việc làm;

- Được ưu tiên sử dụng, một phần trong tổng số vốn đầu tư hàng năm của doanh nghiệp để chi cho việc cải thiện điều kiện làm việc cho lao động nữ.

- Được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động nữ theo Điều 17 Nghị định số 124/2008/NĐ-CP, cụ thể như sau:

81

+ Chi phí tiền lương và phụ cấp (nếu có) cho cô giáo dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức và quản lý;

+ Chi khám sức khoẻ thêm trong năm;

+ Chi bồi dưỡng cho lao động nữ sau khi sinh con;

+ Lương, phụ cấp trả cho thời gian lao động nữ được nghỉ sau khi sinh con, nghỉ cho con bú theo chế độ nhưng vẫn làm việc.

- Trong trường hợp sản xuất không có lãi thì các khoản chi phí tăng thêm do sử dụng nhiều lao động nữ được coi là một khoản chi hợp lệ theo Điều 7 Nghị định số 23/CP.

- Về xây dựng nhà ở cho công nhân:

Theo khoản 2 Điều 5 Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg ngày 24/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế chính sách phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại các KCN, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở công nhân KCN được hưởng các ưu đãi sau:

+ Được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong phạm vi dự án; + Được áp dụng thuế suất ưu đãi thuế giá trị gia tăng ở mức cao nhất (thuế suất 0%);

+ Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 9 năm tiếp theo và được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong suốt thời gian hoạt động;

+ Các doanh nghiệp tự xây dựng nhà ở công nhân (không thu tiền thuê hoặc có thu tiền thuê nhưng giá cho thuê không vượt quá mức giá cho thuê nhà ở xã hội theo quy định của ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và các doanh nghiệp thuê nhà cho công nhân ở thì được tính chi phí nhà ở là chi phí hợp lý (tính vào giá thành sản xuất) khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp;

82

+ Được hỗ trợ tín dụng đầu tư từ các nguồn:

 Vay vốn tín dụng ưu đãi hoặc bù lãi suất theo quy định;

 Vay từ Quỹ phát triển nhà ở của địa phương và các nguồn vốn vay ưu đãi khác (nếu có);

 Được UBND cấp tỉnh xem xét, hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ lãi vay (tùy theo khả năng ngân sách của từng địa phương);

+ Được cung cấp miễn phí các thiết kế mẫu, thiết kế điển hình về nhà ở cũng như các tiến bộ khoa học kỹ thuật về thi công, xây lắp nhằm giảm giá thành xây dựng công trình; được áp dụng hình thức tự thực hiện nếu có đủ năng lực theo quy định của pháp luật hoặc chỉ định thầu đối với các hợp đồng tư vấn, thi công xây lắp và mua sắm thiết bị;

+ Được Nhà nước hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào dự án (giao thông, cấp điện, cấp thoát nước).

Về lĩnh vực này, pháp luật Trung Quốc có quan điểm hơi khác. Để tăng cường thu hút vốn nước ngoài và tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn này, Chính phủ Trung Quốc chủ trương bảo đảm một cách ổn định và điều kiện thuận lợi cho dòng vốn đầu tư nước ngoài. Ví dụ, từ 1/1/1998, Trung Quốc đã bãi bỏ thuế nhập khẩu và thuế trị giá gia tăng khi cung ứng thiết bị máy móc cho các công trình được xây dựng có vốn nước ngoài; sử dụng rộng rãi hơn vốn nước ngoài vào việc xây dựng các ngành sản xuất định hướng xuất khẩu và tiếp tục mở cửa thị trường các dịch vụ cho các nhà đầu tư nước ngoài, kể cả về tài chính, bảo hiểm, viễn thông, du lịch và ngoại thương.

Trong các đặc khu kinh tế, mức thuế đánh vào lợi nhuận doanh nghiệp là 15%, trong khi con số đó là 24% ở những vùng duyên hải và các thành phố trực thuộc tỉnh. Các công ty nước ngoài có thể được miễn thuế trong 2 năm đầu kể từ khi bắt đầu có lợi nhuận và sau đó được giảm một nửa trong 3 - 5 năm tiếp theo. Trong cùng khu vực đầu tư này, các công ty công nghệ cao

83

được miễn thuế trong 2 năm đầu kể từ khi làm ăn có lãi và được giảm một nửa trong 6 năm tiếp theo [10].

Dưới đây là bảng so sánh thuế trong và ngoài đặc khu kinh tế của Trung Quốc:

Bảng 2.1: So sánh thuế trong và ngoài đặc khu kinh tế của Trung Quốc

Ngoài đặc khu kinh tế Trong đặc khu kinh tế

Thuế thu nhập doanh nghiệp 33% (3% là thuế địa phương) 15%

Xí nghiệp liên doanh xuất khẩu

trên 70% tổng sản phẩm 15% 10%

Thuế chuyển lợi nhuận ra nước

ngoài 10% 0%

Thời hạn miễn thuế từ thời điểm

có lãi 2 năm 2 năm

Thời hạn giảm 50% thuế từ thời

điểm có lãi 3 - 5 năm 3 - 5 năm

Nguồn: Tổng hợp từ các quy định về thuế đối với các đặc khu của Trung Quốc trong bài viết "Mô hình ĐKKT Trung Quốc và những bài học cho phát triển ĐKKT Việt Nam" - Thông tin phục vụ lãnh đạo số 7/2009 và kinh nghiệm thế giới về phát triển khu chế xuất và ĐKKT" - Viện Kinh tế học, 2008, tr.138

Căn cứ vào bảng số liệu nêu trên, có thể dễ dàng nhận thấy việc đầu tư vào các đặc khu kinh tế, KCN, KCX của Trung Quốc được nhiều ưu đãi hơn hẳn so với đầu tư ở bên ngoài. Đây là động lực lớn để thu hút phát triển công nghiệp trong các đặc khu. Ngoài ra, việc duy trì thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài lại là động lực lớn để thu hút đầu tư vào các đặc khu do nhà đầu tư nước ngoài nhìn thấy ngay việc không bị mất thêm thuế khi đầu tư vào các khu vực này. Liên hệ chéo với Việt Nam, có thể thấy rằng việc sớm loại bỏ hoàn toàn loại thuế này cũng chưa hẳn đã tăng tính hấp dẫn hơn cho môi

84

trường đầu tư tại Việt Nam mà nhiều khi việc áp dụng hợp lý sẽ có thể có hiệu quả hơn hẳn.

Ngoài việc được giảm một nửa thuế thu nhập nếu kim ngạch xuất khẩu hàng năm chiếm hơn 70% tổng doanh số bán hàng, những doanh nghiệp xuất khẩu hoạt động trong các đặc khu của Trung Quốc còn được hưởng thêm nhiều ưu đãi khác nếu họ mua những thiết bị được sản xuất trong nước. Các công ty nước ngoài được miễn thuế hoàn toàn nếu họ chuyển giao công nghệ vào Trung Quốc.

Ngoài ra, các doanh nghiệp liên doanh trong các Đặc khu kinh tế chỉ phải trả các khoản thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu, thuế vận tải, thuế sử dụng bất động sản, thuế ra vào đặc khu. Thuế ra vào đặc khu thống nhất ở mức 15% (thuế đối với các liên doanh ở các vùng nội địa Trung Quốc - 33%). Liên doanh trong Đặc khu kinh tế được miễn thuế trong 2 năm đầu kể từ khi bắt đầu có lợi nhuận (đối với các liên doanh khác -1 năm). Trong thời gian từ năm thứ 3 đến hết năm thứ 5, các doanh nghiệp này được hưởng mức thuế bằng nửa mức cơ sở. Đây cũng là một chính sách khá hợp lý để thu hút đầu tư nước ngoài triển khai dưới hình thức liên doanh.

Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài tái đầu tư lợi nhuận vào Trung Quốc trong thời hạn không dưới 5 năm sẽ được hoàn 40% số thuế ra vào Đặc khu kinh tế. Các liên doanh hiện hoạt động ở những lĩnh vực có lợi nhuận thấp (như nông nghiệp) hoặc ở những vùng xa xôi, vùng núi có thể được hưởng các ưu đãi 15- 30% thuế ra vào đặc khu trong vòng 10 năm; sau 5 năm được miễn thuế hoàn toàn hoặc miễn thuế 1 phần. Các doanh nghiệp đầu tư hơn 5 triệu Đô-la Mỹ hoặc cung cấp công nghệ đặc biệt có thể được hưởng các ưu đãi thuế bổ sung.

Về thuế giá trị gia tăng, tại các đặc khu, KCN, KCX của Trung Quốc, loại thuế này cũng không áp dụng đối với thiết bị sản xuất mà bên nước ngoài nhập vào với tư cách là vốn đầu tư; nguyên liệu, bán thành phẩm thiết bị đồng

85

bộ, nguyên liệu đóng gói được nhập khẩu để sản xuất các sản phẩm phục vụ tái xuất; tất cả các mặt hàng xuất khẩu ngoại trừ dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ.

Về miễn thuế sử dụng đất, các Đặc khu kinh tế, KCN, KCX của Trung Quốc có quy định khác nhau về việc miễn, giảm loại thuế này. Ví dụ, tại Thâm

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp và khu chế xuất Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật một số quốc gia (Trang 84 - 98)