Những kết quả đạt được trong quá trình thực thi pháp luật về địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong khu

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp và khu chế xuất Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật một số quốc gia (Trang 117 - 120)

về địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong khu công nghiệp, khu chế xuất

Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư FDI cho nền kinh tế ở nhiều nước cho thấy việc hoàn thiện chính sách về địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một trong những biện pháp trọng tâm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký, hoạt động, giải ngân, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp FDI ở thị trường quốc tế. Trong thời gian qua, Nhà nước ta đã

111

có nhiều chính sách nhằm thu hút đầu tư vào các KCN, KCX trong đó có các chính sách nhằm cải thiện địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trên thực tế, các chính sách này đã thu được những kết quả nhất định.

Có thể nói các quy định về địa vị pháp lý của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong KCN, KCX nói riêng trong thời gian qua đã luôn được Nhà nước quan tâm hoàn thiện. Hiện nay, các quy định này đã khá cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

KCN, KCX ở Việt Nam được hình thành từ những năm đầu của thập niên 1990 nhằm thực hiện 5 mục tiêu kinh tế quan trọng của nước ta: (1) thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước; (2) giải quyết việc làm cho người lao động; (3) du nhập kỹ thuật và học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước phát triển trên thế giới; (4) nâng cao năng lực xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước; (5) thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, các KCN, KCX Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước, cụ thể:

(1) Thu hút vốn đầu tư:

Tính đến tháng 6/2011 Việt Nam có 257 KCN, KCX thành lập tại 57 tỉnh, thành phố, thu hút 8.600 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư 71 tỷ USD (trong đó 3.879 dự án nước ngoài với tổng vốn đăng ký 53 tỷ USD và 4.771 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 315 nghìn tỷ đồng). Vốn đầu tư thực hiện của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt gần 18 tỷ đồng chiếm 33,5% tổng vốn đầu tư đăng ký; vốn thực hiện của doanh nghiệp trong nước đạt gần 134 nghìn tỷ đồng, chiếm 43% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng đều hàng năm, mỗi năm từ 20-27 tỷ USD, chiếm 60% giá trị sản xuất toàn ngành, chiếm trên 40% kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp.

112 (2) Giải quyết việc làm:

Tính đến cuối năm 2011, các KCN, KCX đã thu hút được trên 1,7 triệu lao động, trong đó lao động từ các tỉnh thành khác trong nước chiếm khoảng 70% và lao động nữ chiếm 53% tổng số lao động, tốc độ tăng của lao động được tuyển dụng bình quân hàng năm là 53,82%/năm.

(3) Về trình độ công nghệ

Thời gian đầu của quá trình phát triển KCN, KCX ở nước ta chịu tác động của sự chuyển dịch sản xuất công nghiệp từ những nước phát triển sang những nước đang phát triển, nơi có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, các quy định về môi trường, công nghệ chưa chặt chẽ. Đồng thời, tiêu chí "lấp đầy" để giải quyết việc làm cho người lao động, tiếp cận công nghệ, nguồn vốn và trình độ quản lý từ nước ngoài nên chưa có sự chọn lọc dự án đầu tư. Càng về sau, với những kinh nghiệm và định hướng phát triển cho KCN, KCX ngày càng đi vào chiều sâu, phát triển sản xuất ưu tiên các dự có trình độ khoa học kỹ thuật cao, sản phẩm trí tuệ, có chất xám.

(4) Về kinh ngạch xuất khẩu:

Từ năm 1998 đến nay, các doanh nghiệp trong KCN, KCX liên tục xuất siêu, tổng trị giá xuất siêu lũy kế đến 30/10/2011 là 3.856 tỷ USD, góp phần bổ sung ngoại tệ cho đất nước, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh. Hàng hóa từ KCN, KCX xuất đến hơn 75 quốc gia trên thế giới, trong đó tập trung vào thị trường Nhật Bản (24%), EU (14%), Mỹ (9%)...

(5) Về thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội:

Trước đây những tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa, đặc biệt những huyện nông thôn ngoại thành thị, vùng ven chủ yếu là đầm lầy, hoang hóa, vùng đất bạc màu có giá trị sản xuất nông nghiệp và công nghiệp thấp, dân cư thưa thớt, cơ sở hạ tầng yếu và thiếu. Sau khi những KCN, KCX được hình thành những nơi này trở thành những nơi sản xuất công nghiệp có giá trị gia

113

tăng cao, có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phát triển khang trang hơn, điều kiện sống, thu nhập của bà con được cải thiện. Ví dụ như huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2000 giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh là 10.525 triệu đồng thì đến năm 2010 là 144.163 triệu đồng, tăng gấp 13 lần. Bên cạnh đó, sự hành thành khu chế xuất Tân Thuận đã mở ra đường Bắc Nhà Bè Nam Bình Chánh (nay là đại lộ Nguyễn Văn Linh) với khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng hiện đại, mở ra khu công nghiệp Hiệp Phước, nhà máy điện Hiệp Phước cùng với hệ thống cảng tổng hợp. Những yếu tố này đã đặt một nền móng vững chắc cho sự chuyển mình của một vùng nông nghiệp lạc hậu trở thành một vùng đô thị công nghiệp phát triển.

Các con số nêu trên đã phần nào phản ánh được thành tựu quá trình thực thi pháp luật về địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp và khu chế xuất Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật một số quốc gia (Trang 117 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)