* Chế độ tài chính
Nhìn chung, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư trong KCN, KCX vẫn áp dụng những quy định quản lý tài chính chung đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được ghi nhận trong pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về thuế, pháp luật về kế toán... Cụ thể, tùy theo lĩnh vực và loại hình hoạt động, các doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng các yêu cầu về vốn pháp định, thời hạn góp vốn, tỷ lệ vốn góp trong tổng vốn đầu tư của dự án… theo Luật doanh nghiệp và pháp luật chuyên ngành.
Trong lĩnh vực kế toán, doanh nghiệp phải tuân thủ Luật Kế toán, Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ hướng dẫn Luật Kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh, Thông tư số 122/2004/TT-BTC ngày 22/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán, kiểm toán đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Chế độ kế toán doanh nghiệp và các chuẩn mực kế toán… Ngoài ra, đối với hoạt động trích lập các quỹ dự phòng, doanh nghiệp phải tuân thủ quy định tại Thông tư số 228/2009/TT- BTC ngày 07/12/2009 của Bộ Tài chính. Doanh nghiệp được quản lý và trích khấu hao tài sản cố định theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày
104
20/10/2009. Hàng năm, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong KCN, KCX cũng phải nộp báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Việc xác định chi phí hợp lý, thời gian chuyển lỗ sẽ được thực hiện theo Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp. Thời gian cho phép chuyển lỗ của Việt Nam là 5 năm tiếp theo năm phát sinh lỗ.
Liên quan đến vấn đề này, theo Luật Khuyến khích và bảo hộ đầu tư của Lào kém thuận lợi hơn. Quốc gia này chỉ cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển lỗ trong 3 năm đầu khi có xác nhận của cơ quan thuế.
Về hóa đơn, chứng từ, tại Việt Nam, doanh nghiệp cũng được quản lý và sử dụng hóa đơn mua sẵn hoặc tự in theo Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 và các Thông tư hướng dẫn số 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002, số 99/2003/TT-BTC ngày 23/10/2003, số 16/2010/TT-BTC ngày 01/2/2010 của Bộ Tài chính, Thông tư liên tịch số 12/2007/TTLT-BTC-BTM- BTCA ngày 28/02/2007 hướng dẫn chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên đường và các hướng dẫn về hóa đơn giá trị gia tăng trong Luật Thuế Giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo đó, doanh nghiệp chế xuất sử dụng hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn tự in.
Từ năm 2011, doanh nghiệp phải thực hiện chế độ hóa đơn, chứng từ theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ và Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Theo quy định mới, doanh nghiệp chế xuất sẽ sử dụng mẫu hóa đơn bán hàng riêng ghi rõ "Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan). Hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài hoặc xuất hàng vào khu chế xuất cũng được sử dụng hóa đơn xuất khẩu theo mẫu riêng. Giống như các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp hoạt động trong KCN, KCX cũng được phép tự in hóa đơn, sử dụng hóa đơn điện tử khi đáp ứng các điều kiện liên quan.
105
Về nghĩa vụ thuế, phí và lệ phí của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư trong KCN về cơ bản tương tự như doanh nghiệp nội địa. Về thủ tục, doanh nghiệp KCN, KCX thực hiện theo Luật Quản lý Thuế và các luật thuế chuyên ngành. Riêng doanh nghiệp chế xuất không phải nộp thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ mua bán với nước ngoài và giữa doanh nghiệp chế xuất. Bên cạnh đó, hầu hết hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp nội địa bán cho doanh nghiệp chế xuất sẽ được áp dụng thuế GTGT 0% trừ một số trường hợp như:
- Xăng, dầu bán cho xe ôtô của doanh nghiệp trong KCX mua tại nội địa; - Xe ôtô bán cho tổ chức, cá nhân trong KCX.
- Các dịch vụ do cơ sở kinh doanh nội địa cung cấp cho doanh nghiệp, cá nhân ở trong khu phi thuế quan nhưng địa điểm cung cấp và tiêu dùng dịch vụ ở ngoài KCX như: cho thuê nhà, hội trường, văn phòng, khách sạn, kho bãi; dịch vụ vận chuyển, đưa đón người lao động.
* Chế độ ngoại hối
Quy định bắt buộc đối với các doanh nghiệp hoạt động trong KCN trong đó có doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là phải mở tài khoản ngoại tệ và tài khoản đồng tại Ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam. Trong trường hợp đặc biệt, đối với dự án có nhu cầu cần thiết, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được mở tài khoản ở nước ngoài sau khi được Ngân hàng nhà nước Việt Nam chấp thuận. Theo đó, các doanh nghiệp này có trách nhiệm báo cáo cho Ngân hàng nhà nước Việt Nam về tình hình sử dụng tài khoản tại nước ngoài. Việc mở, sử dụng và đóng tài khoản được thực hiện theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Việc quy định mở tài khoản đối với các doanh nghiệp một mặt tạo điều kiện để các doanh nghiệp thuận lợi trong các giao dịch kinh doanh, mặt khác, giúp nhà nước nắm được tình hình tài chính và thực hiện tài chính của các doanh nghiệp này.
106
Để tạo tâm lý yên tâm cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi đầu tư và Việt Nam, Chính phủ cũng đã có quy định về đảm bảo ngoại tệ của Nhà nước Việt Nam cho các doanh nghiệp: "doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bên hợp danh nước ngoài được mua ngoại tệ ngân hàng thương mại được phép kinh doanh ngoại tệ để đáp ứng cho các giao dịch vãng lai và các giao dịch được phép khác theo quy định pháp luật về quản lý ngoại hối"; "Chính phủ Việt Nam bảo đảm hỗ trợ cân bằng ngoại tệ cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợp danh trong các trường hợp các ngân hàng thương mại không đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ". Có thể nói, sự đảm bảo của Nhà nước về ngoại tệ cho hoạt động của các dự án là hết sức cần thiết đối với nhà đầu tư nước ngoài. Đây được coi là một trong những cơ sở để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài vào các KCN.
Cùng với đảm bảo ngoại tệ, những quy định về chuyển các khoản thu nhập hợp pháp ra nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài thực sự là những quy định thông thoáng và cần thiết đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Luật Đầu tư 2005 quy định rõ: Các nhà đầu tư nước ngoài, sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về thuế theo quy định của pháp luật hiện hành được chuyển ra nước ngoài những khoản sau:
- Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh, các khoản được chia; - Tiền thu nhập do cung ứng dịch vụ và chuyển giao công nghệ; - Tiền gốc và lãi của các khoản vay nước ngoài;
- Vốn đầu tư;
- Các khoản tiền, tài sản khác thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình. Khi chấm dứt hoạt động và giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài tài sản thuộc sở hữu hợp pháp. Trong trường hợp số tiền chuyển ra nước ngoài cao hơn vốn ban đầu và
107
vốn tái đầu tư thì số tiền chênh lệch đó chỉ được chuyển ra nước ngoài sau khi được cơ quan cấp giấy phép chuẩn y.
Về tỷ giá chuyển đổi ngoại tệ sang tiền Việt Nam và tiền Việt Nam sang ngoại tệ trong quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam tại thời điểm chuyển đổi.
Nhìn chung, các quy định về chế độ ngoại hối của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong KCN tương đối rõ ràng phù hợp với luật pháp quốc tế. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài và thu hút nhiều nhà đầu tư vào các KCN của Việt Nam hơn nữa.
Tuy nhiên, so với một số quốc gia trong khu vực, chính sách tài chính và ngoại hối của Việt Nam vẫn chưa được coi là hấp dẫn. Hiện nay, Trung Quốc đã cho phép công ty nước ngoài vay vốn từ các tổ chức tài chính bên trong và bên ngoài Trung Quốc. Họ cũng được phép giữ lại lợi nhuận bằng ngoại tệ.
Theo quy định của Braxin, Nhà nước đảm bảo ổn định môi trường pháp lý ưu đãi về đầu tư, chuyển đổi hối đoái, thuế quan, quản lý hành chính cho KCX trong thời hạn 20 năm, sau đó được gia hạn tiếp thời hạn tương tự. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu được phép quản lý, sử dụng giữ lại ở ngân hàng nước ngoài số ngoại tệ thu đươc qua xuất khẩu hàng hoá.