Phạm vi quảnlý của Ban Quảnlý các khu công nghiệp, khu chế xuất

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp và khu chế xuất Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật một số quốc gia (Trang 60 - 67)

chế xuất

a) Quy định chung

Theo pháp luật Việt Nam, sau khi hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục được quản lý theo một đầu mối chung là Ban Quản lý KCN, KCX. Theo quy định hiện nay, Ban quản lý KCN, KCX đã được giao thêm nhiều quyền hạn hơn so với trước đây, cụ thể là theo Điều 37 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP, quyền hạn của Ban Quản lý KCN, KCX trong việc quản lý hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN, KCX được quy định như sau:

- Quản lý, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính việc thực hiện quy định, quy hoạch, kế hoạch có liên quan đến KCN;

- Đăng ký đầu tư, thẩm tra, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư;

- Cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung và gia hạn Giấy phép thành lập văn phòng đại diện thương mại của tổ chức và thương nhân nước ngoài đặt trụ sở tại KCN; cấp Giấy phép kinh doanh đối với hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào KCN sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Công thương;

- Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt của KCN, nhưng không làm thay đổi chức năng sử dụng khu đất và cơ cấu quy hoạch; thẩm định thiết kế cơ sở đối với các dự án nhóm B, C hoặc cấp, gia hạn Giấy phép xây dựng công trình đối với công trình xây dựng phải có Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đối với công trình xây dựng trong KCN;

54

- Thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến lao động như: cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép lao động của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc trong KCN…

- Tổ chức thực hiện đăng ký nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy an toàn vệ sinh, nội quy an toàn lao động, hệ thống thang lương, bảng lương, định mức lao động, kế hoạch đưa người lao động đi thực tập ở nước ngoài dưới 90 ngày cho doanh nghiệp; nhận báo cáo về tình hình ký kết, sử dụng, chấm dứt hợp đồng lao động của doanh nghiệp.

- Cấp các loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sản xuất trong KCN và các loại giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận khác có liên quan trong KCN;

- Xác nhận hợp đồng, văn bản về bất động sản trong KCN;

- Tổ chức thực hiện thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

- Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu đầu tư quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư, tiến độ góp vốn và triển khai dự án đầu tư; chủ trì, phối hợp kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các điều khoản cam kết đối với những dự án được hưởng ưu đãi đầu tư và việc chấp hành pháp luật về xây dựng, lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, phòng chống cháy nổ, an ninh - trật tự, bảo vệ môi trường sinh thái đối với các dự án tại KCN; quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với các trường hợp vi phạm về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền và đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với các trường hợp vi phạm về các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền;

- Giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư tại KCN và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan và UBND cấp tỉnh giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền;

- Nhận báo cáo thống kê, báo cáo tài chính của doanh nghiệp hoạt động trong KCN…

55

b) Quy định chi tiết

Theo pháp luật Việt Nam, quy định chi tiết về phạm vi quản lý chuyên ngành của Ban Quản lý các KCN, KCX đã được các Bộ ủy quyền thực hiện theo phân cấp, cụ thể như sau:

- Về lĩnh vực lao động, Bộ Lao động, thương binh và xã hội đã ban hành Thông tư số 13/2009/TT-BLĐTBXH ngày 06/5/2009 hướng dẫn chi tiết về nội dung quản lý về lao động của Ban Quản lý. Theo Điều 4 của Thông tư này, quyền hạn và phạm vi quản lý về lao động không phải đương nhiên áp dụng cho Ban Quản lý KCN, KCX của từng địa phương mà căn cứ tình hình thực tế của từng địa phương và bộ máy mà Ban Quản lý sẽ được ủy quyền bằng văn bản để thực hiện toàn bộ hoặc một số các nội dung công việc sau đây trong phạm vi địa bàn quản lý:

+ Cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép lao động cho người nước ngoài; + Cấp sổ lao động cho người lao động Việt Nam;

+ Đăng ký nội quy lao động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp; + Đăng ký thỏa ước lao động tập thể của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp;

+ Đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp;

+ Đăng ký kế hoạch đưa người lao động đi thực tập ở nước ngoài dưới 90 ngày cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp và hướng dẫn một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

+ Nhận báo cáo về tình hình ký kết, sử dụng, chấm dứt hợp đồng lao động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp; nội dung công việc này được thực hiện theo hướng dẫn tại các văn bản quy phạm pháp luật sau:

56

+ Phối hợp với Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện để giải quyết các tranh chấp lao động tập thể về quyền.

- Về lĩnh vực môi trường, theo Điều 10,12 và 28 Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/7/2009 của Bộ Tài nguyên và môi trường, Ban Quản lý KCN, KCX có trách nhiệm như sau:

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, xác nhận trong giai đoạn thi công xây dựng các dự án.

- Chỉ xem xét tiếp nhận các dự án đầu tư thuộc ngành nghề trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KKT, KCNC, KCN và CCN đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và không tiếp nhận các dự án có công nghệ, thiết bị lạc hậu, hiệu quả sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu thấp, phát sinh nhiều chất thải, có nguy cơ gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

- Thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư vào KCN theo ủy quyền.

- Chủ trì hoặc phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan chức năng liên quan kiểm tra, xác nhận kết quả chạy thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN và các công trình xử lý chất thải của các dự án đầu tư xây dựng trong KCN trước khi đi vào hoạt động chính thức.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện việc giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường đối với các hoạt động của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN và các cơ quan sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN.

57

- Tiếp nhận và giải quyết các tranh chấp, kiến nghị về môi trường giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong KCN; chủ trì và phối hợp với cơ quan chức năng giải quyết các tranh chấp, kiến nghị về môi trường giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong KCN với bên ngoài; tiếp nhận và giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tối cáo về môi trường trong KCN.

- Về lĩnh vực xây dựng, theo Điều 2, 3 và 7 Thông tư số 19/2009/TT- BXD ngày 30/6/2009 của Bộ Xây dựng, Ban Quản lý các KCN, KCX có nhiệm vụ cụ thể sau đây:

+ Cung cấp các thông tin về quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt; + Cấp chứng chỉ quy hoạch xây dựng;

+ Chấp thuận bằng văn bản về vị trí, quy mô xây dựng đối với các dự án nhóm B, C đầu tư trong KCN chưa có trong quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Quản lý việc xây dựng các công trình trong khu công nghiệp và khu kinh tế theo quy hoạch xây dựng đã được duyệt.

+ Xem xét chấp thuận việc đấu nối hạ tầng kỹ thuật của các dự án đầu tư xây dựng trong khu công nghiệp.

+ Tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư xây dựng; trực tiếp có ý kiến về thiết kế cơ sở đối với các dự án đầu tư xây dựng nhóm B, C và gửi hồ sơ dự án tới các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành để có ý kiến về thiết kế cơ sở đối với các dự án đầu tư xây dựng nhóm A đầu tư vào KCN.

+ Xem xét, lấy ý kiến các Sở, Ngành liên quan về tổng mức đầu tư đối với các dự án có chuyển giao cho Nhà nước hoặc các dự án được hưởng ưu đãi của Nhà nước trong KCN.

- Về lĩnh vực đầu tư, Ban quản lý các KCN, KCX được Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân cấp, ủy quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư, điều chỉnh, bổ

58

sung Giấy chứng nhận đầu tư không giới hạn quy mô vốn mà chỉ quy định hình thức đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra cấp phép.

Mặc dù phạm vi hoạt động khá rộng nhưng Ban Quản lý KCN, KCX vẫn bị giới hạn quyền hạn trong khuôn khổ pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành và không thể kịp thời đưa ra các quyết sách phù hợp để thu hút đầu tư nước ngoài, cụ thể một vấn đề khó khăn của doanh nghiệp, Ban quản lý các KCN, KCX thường phải xin ý kiến của nhiều Bộ, ngành có liên quan là cơ quan hướng dẫn về chuyên môn và UBND cấp tỉnh là cơ quan chủ quản theo ngành dọc, thời gian chờ ý kiến trả lời khá lâu dẫn đến cơ hội đầu tư của doanh nghiệp FDI có thể bị bỏ lỡ. Đối với việc phân định thẩm quyền của cơ quan này, có thể tham khảo mô hình của Trung Quốc như sau:

Theo pháp luật Trung Quốc, các quan chức ở những tỉnh, huyện có Đặc khu kinh tế (SEZ - có nhiều điểm tương đồng với KCN, KCX của Việt Nam) được quyền vận dụng linh hoạt những chính sách của chính phủ. Hệ thống quản lý hành chính trong các SEZ ở Trung Quốc được đánh giá là hiệu quả, chuyên nghiệp và quan trọng hơn cả, có quyền tự đưa ra những thay đổi phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện thực tiễn. SEZ không được chính phủ cấp ngân sách mà thực hiện theo cơ chế lấy thu bù chi, hạch toán độc lập nên buộc phải thu hút càng nhiều vốn đầu tư càng tốt và làm việc trên tinh thần SEZ là chỗ dựa tin cậy, vững chắc cho doanh nghiệp. Trên thực tế, các SEZ đã áp dụng rất nhiều biện pháp để mời gọi đầu tư, từ việc cung cấp các dịch vụ giải đáp về thủ tục, chính sách tới việc công bố rộng rãi các ưu đãi tới các nhà đầu tư, mặt bằng sản xuất kinh doanh… SEZ sẵn sàng đứng ra thực hiện dịch vụ công cho các nhà đầu tư (tư vấn đầu tư, chuẩn bị hồ sơ, dự án, trình thẩm định, phê duyệt, hỗ trợ thủ tục hành chính liên quan đến thuế, hải quan…).

Ví dụ như KCN Tô Châu, ở đây SEZ được thành lập từ 1994 và là một trong những SEZ có tốc độ phát triển nhanh nhất và có tính cạnh tranh nhất không chỉ ở Trung Quốc mà còn trên cả thế giới. Nhiều người gọi Tô

59

Châu là "một trong 9 thành phố công nghệ cao mới của thế giới" và "thung lũng Silicon mới". Tô Châu được quyền tự chủ rất cao trong việc phê chuẩn dự án đầu tư. Lãnh đạo khu công nghiệp có quyền phê chuẩn tất cả dự án đầu tư nước ngoài, miễn là chúng nằm trong khuôn khổ chính sách của đất nước. Cơ chế quản lý hành chính rất linh hoạt và hiệu quả. Các cơ quan công quyền có thể giúp đỡ nhà đầu tư nước ngoài lấy hộ chiếu vào Trung Quốc. Thủ tục đăng ký đầu tư được hoàn tất trong 3 ngày.

Khu công nghiệp này được xây dựng đồng bộ một hệ thống khu phụ trợ phục vụ hậu cần hiện đại và toàn diện với khu vực hải quan, ngân hàng độc lập và trung tâm hậu cần được gắn kết với nhau rất khoa học, các dịch vụ vui chơi giải trí, thể dục thể thao, dịch vụ ăn uống, trung tâm thương mại ở đây thật hoàn hảo, sau thời gian làm việc căng thẳng, công nhân, người lao động có thể dạo bộ quanh công viên, tham gia chơi thể thảo (hoạt động thể lực), hoạt động tinh thần như xem phim, đọc báo, internet phổi cập, mua sắm… nhằm tái tạo sức lao động. Tô Châu cũng là nơi đi tiên phong trong việc xây dựng hệ thống thông quan điện tử và sở hữu một trong 15 khu chế xuất đầu tiên ở Trung Quốc. Như vậy, đây cũng là một điểm quan trọng mà Việt Nam phải học hỏi Trung Quốc. Mặc dù, Việt Nam đã thực hiện khai hải quan điện tử theo luồng xanh, luồng đỏ nhằm tránh tiêu cực, nhũng nhiễu của cán bộ hải quan và tiết kiệm thời gian, công sức của doanh nghiệp nhưng trên thực tế vấn đề này chưa thực sự đi vào thực tiễn mà mới mang tính hình thức nhiều hơn, ngoài ra vấn đề nữa còn phải kể đến là việc xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, KCX mặc dù chúng ta có chính sách xây dựng đồng bộ, hiện đại nhưng đến nay chỉ có KCN Bắc Thăng Long, Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh có khu nhà ở cho công nhân thuê ngoài ra các khu phụ trợ KCN như khu vui chơi, giải trí, thể thao, khu phục vụ hoạt động tinh thần như nhà văn hóa, rạp chiếu phim quanh KCN, KCX hiện vẫn là con số không, người lao động trong các KCN, KCX Việt Nam vẫn phải sống trong điều kiện không báo chí, không ti vi, không internet, hầu hết người lao động thuê nhà dân

60

xung quanh các KCN, KCX với điều kiện sống tồi tàn, chật hẹp, 2 - 3 người/12 m2.

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp và khu chế xuất Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật một số quốc gia (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)