Vai trò trong việc giải quyết việc làm cho lao động trong nước

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp và khu chế xuất Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật một số quốc gia (Trang 43 - 45)

Đứng ở góc độ lao động và việc làm thì sự có mặt của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN trong các KCN, KCX đã tạo nên sự tác động tích cực trên cả hai phương diện: thu hút lao động, chống thất nghiệp và rèn luyện tác phong công nghiệp, nâng cao kỷ luật cho người lao động, tăng thu nhập và ổn định tình hình kinh tế - xã hội.

Tính đến cuối năm 2011, các KCN đã tạo ra việc làm cho hơn 1,8 triệu người làm việc trực tiếp và khoảng 2,5 triệu người làm việc gián tiếp. Số lượng lao động làm việc cho doanh nghiệp có vốn ĐTNN ngày một tăng nhanh. Nguyên nhân chính là số tiền lương do các doanh nghiệp này trả cho người lao động khá cao, kèm với đó là điều kiện làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, chế độ đãi ngộ tốt, thực hiện nghiêm chỉnh quy định pháp luật Lao đông như: thời giờ lao động, thời giờ nghỉ ngơi, đóng bảo hiểm xã hội, biện pháp an toàn, vệ sinh lao động... thu hút được một lượng lớn lao động trong nước, từ tầng lớp trí thức đến lao động phổ thông. Các doanh nghiệp nước ngoài trong KCN, KCX có xu hướng trả lương ngày một cao cho lao động Việt Nam. Mức lương khởi điểm cho người lao động từ 3-6 triệu/người/tháng là khá phổ biến, cao nhất cho lao động trí thức với vị trí giám đốc điều hành, trưởng phòng công nghệ sản xuất có thể lên tới 70 - 80 triệu/người/tháng.

37

Một số lượng đáng kể người lao động Việt Nam được đảm nhận các vị trí quản lý doanh nghiệp, được tiếp xúc với phương thức quản trị hiện đại, kỹ năng marketing, tổ chức nhân sự quy củ như trưởng phòng sale, trưởng phòng marketting, trưởng phòng nhân sự... Việc được làm việc trực tiếp trong môi trường nước ngoài có kỷ luật cao, yêu cầu tay nghề cao, giúp lao động Việt Nam lĩnh hội những kỹ năng, bản lĩnh làm việc và thích ứng nhanh hơn với một nền công nghiệp tiên tiến, hiện đại. Đây là những nhân tố tốt có tính lan tỏa đối với các lao động Việt Nam khác, khi họ tiếp thu đủ công nghệ sản xuất, trình độ quản lý và có vốn họ sẽ đứng ra tạo lập và làm chủ doanh nghiệp của mình tạo sự cạnh tranh lành mạnh đối với doanh nghiệp FDI họ đã từng phục vụ.

Hiện nay nhu cầu tuyển lao động của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN vẫn rất cao. Riêng tại các KCN, KCX tại Thành phố Hồ Chí Minh, "năm 2010, các doanh nghiệp cần tuyển dụng khoảng 15.000 lao động. Điển hình như Công ty Freetrend cần tuyển thêm 6.000 lao động, Công ty Nissei Electric cần tuyển thêm 2.000 lao động" [25]. Một số doanh nghiệp có chương trình phối hợp tổ chức tuyển sinh đào tạo cho lao động trong khu quy hoạch KCN, KCX và tuyển dụng vào làm việc sau khi đã đào tạo. Một số Tập đoàn lớn như Panasonic, Samsung Việt Nam… đã tuyển kỹ sư ngay trong các trường đại học kỹ thuật của Việt Nam và đào tạo họ ngay trong quá trình học tập bằng cách tổ chức các lớp đào tạo, tổ chức thực tập tại nước ngoài hoặc họ thực hiện "đào tạo theo đơn đặt hàng" chủ doanh nghiệp FDI ký hợp đồng đào tạo với các Trường Đại học danh tiếng của Việt Nam để đào tạo theo tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ năng của họ cả trong nước và nước ngoài, họ sẵn sàng bỏ tiền ra trả học phí, chi phí khác, cuối khóa sau khi tốt nghiệp họ kiểm tra lại trình độ và sinh viên được thụ hưởng chi phí đào tạo đạt yêu cầu cam kết làm việc tại Công ty của họ trong thời gian nhất định. Như vậy, nhóm doanh nghiệp có vốn ĐTNN phát huy vai trò tích cực trong việc tạo công ăn việc làm, giải

38

quyết tình trạng thất nghiệp cho lao động trong nước, đồng thời góp phần nâng cao đáng kể chất lượng nguôn nhân lực cho lao động Việt Nam.

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp và khu chế xuất Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật một số quốc gia (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)