0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp và khu chế xuất

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÀ KHU CHẾ XUẤT VIỆT NAM TRONG TƯƠNG QUAN SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA (Trang 53 -53 )

Việc thành lập, quản lý, chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các KCN, KCX đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam và nước ngoài.

2.1.1. Thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp và khu chế xuất trong các khu công nghiệp và khu chế xuất

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trước hết là một loại hình doanh nghiệp nên trước hết chịu sự điều chỉnh chung của Luật doanh nghiệp, Luật Đầu tư và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Quy định pháp luật hiện hành về việc thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong KCN và KCX nhìn chung không có nhiều khác biệt về thủ tục so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nằm ngoài KCN, KCX.

Cụ thể, khi thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong KCN, KCX, nhà đầu tư nước ngoài vẫn phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư. Trong trường hợp này, Giấy chứng nhận đầu tư cũng đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sự khác biệt trong việc thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại KCN, KCX được thể hiện ở những điểm sau:

47

Thứ nhất, về thẩm quyền cấp phép đầu tư.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong KCN, KCX được giao cho đầu mối chung là Ban Quản lý KCN, KCX. Cụ thể, theo khoản 2 Điều 81 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP, Ban Quản lý KCN, KCX "thực hiện việc đăng ký đầu tư; thẩm tra và cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền" [16]. Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 37 Nghị định số 29/2008/NĐ- CP cũng quy định "Ban Quản lý thực hiện theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn hoặc ủy quyền của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các nhiệm vụ... đăng ký đầu tư; thẩm tra và cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền" [18].

Như vậy, đối với hoạt động đầu tư tại KCN, KCX, nhà đầu tư đăng ký mới hoặc điều chỉnh Giấy phép/Giấy chứng nhận đầu tư đã cấp sẽ chỉ phải liên hệ với Ban Quản lý KCN, KCX, kể cả đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ mà không thông qua Sở Kế hoạch và đầu tư tại địa phương để trình UBND cấp tỉnh cấp phép. Đây là một thuận lợi và giúp giảm đáng kể thời gian xin cấp phép tại KCN, KCX do không bị chậm chễ do sự quá tải của cơ quan nhà nước. Ngoài ra, hầu hết Ban quản lý các KCN, KCX của Việt Nam đều thực hiện theo cơ chế "một cửa, tại chỗ" hoặc "một cửa, liên thông" nhằm giải quyết kịp thời, nhanh gọn các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính đối với các doanh nghiệp KCN, KCX kể cả các lĩnh vực khác như cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài, thẩm định thiết kế kỹ thuật nhà máy, phê duyệt tổng mặt bằng 1/500... Đồng thời, việc phân cấp như trên cũng thể hiện quan điểm của Chính phủ coi KCN, KCX là các khu vực đầu tư đặc thù nên phải được quản lý bởi một cơ quan chuyên trách. Theo các quy định hiện hành, Ban Quản lý KCN, KCX về cơ bản được thành lập theo địa giới hành chính. Mỗi tỉnh / thành phố trực thuộc Trung ương sẽ có một Ban Quản lý KCN, KCX trực tiếp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

48

Quy định của pháp luật Trung Quốc, có nhiều điểm tương đồng so với quy định pháp luật Việt Nam. Trung Quốc được mệnh danh là công xưởng sản xuất của thế giới, đã thu hút hầu hết hoạt động sản xuất vào triển khai trong các KCN, KCX. Để quản lý tốt hoạt động đầu tư sản xuất trong khu vực đầu tư đặc thù này, Luật doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Laws of the People's Republic of China on Foreign- Capital Enterprise) đã phân cấp thẩm quyền quản lý các dự án đầu tư rất triệt để cho các Ban quản lý KCN, KCX. Thậm chí, theo văn bản này, Chính phủ Trung Quốc còn cho phép thành lập các Ban quản lý riêng cho những KCN, KCX có diện tích lớn, nơi tập trung nhiều dự án đầu tư quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI tại Trung Quốc bởi qui mô KCN, KCX của Trung Quốc lớn hơn Việt Nam rất nhiều lần về diện tích, một ví dụ mang tính hình tượng là khi tham qua một nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô trong KCN Đông Woan, Quảng Tây, Trung Quốc (rộng 3.000 ha) nếu chúng ta không đi bằng ô tô thì 3 ngày chúng ta cũng không tham quan xong một nhà máy và vấn đề môi trường luôn được Chính phủ Trung Quốc rất quan tâm, vào KCN này chúng ta có cảm giác như vào một công viên sạch, đẹp của Việt Nam, hệ thống cây xanh, đường giao thông thoáng đẹp, đường không có bụi bẩn, mặc dù đi trong KCN nhưng không hề có tiếng ồn, rác thải công nghiệp... và phần lớn công nhân, lao động ở đây là "công nhân cổ cồn" [1].

Theo pháp luật Singapore: mặc dù Singgapore là đất nước có diện tích hết sức nhỏ trên thế giới nên không có nhiều lợi thế về thu hút đầu tư cũng như phát triển các KCN, KCX, tuy nhiên, trong những thập kỷ vừa qua, Singapore cũng đã phát triển được nhiều khu công nghiệp tập trung với quy mô diện tích tuy nhỏ nhưng hoạt động hết sức có hiệu quả trong các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ sinh học, y tế, Singapore ưu tiên phát triển công nghệ sạch, hiện đại, sử dụng vật liệu mới, các KCN của Singapore là các tòa nhà trọc trời, sản phẩm chứa đựng hàm lượng chất xám cao... Khác với quy trình quản lý như ở Việt

49

Nam và Trung Quốc như kể trên, theo các quy định của pháp luật Singapore, việc quản lý đăng ký kinh doanh và quản lý hoạt động đầu tư đối với các dự án đầu tư nói chung và các dự án đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng được tách riêng. Theo đó, nhà đầu tư trước khi triển khai dự án đầu tư sẽ tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh để thành lập doanh nghiệp. Theo Luật Công ty Singapore, người đăng ký kinh doanh có thể được phép thành lập công ty dưới hai hình thức là công ty tư nhân (chịu trách nhiệm vô hạn) và công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân (chịu trách hữu hạn) với thủ tục đăng ký hết sức đơn giản. Các nhà quản lý của Singapore thực hiện theo cơ chế "hậu kiểm", kiểm soát sau cấp phép, việc này đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền của Singapore phải có trình độ quản lý cao nếu không sẽ dẫn đến trình trạng doanh nghiệp "ma", doanh nghiệp "chết" mà không khai tử... Thông thường thì khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài không cần phải đáp ứng bất kỳ điều kiện cơ bản gì ngoài yêu cầu phải có ít nhất một giám đốc là người Singapore. Sau khi công ty được thành lập, công ty nếu triển khai các dự án đầu tư, cụ thể là các dự án đầu tư trong các khu công nghiệp thì sẽ phải lập dự án và dự án này sẽ do một ủy ban quản lý đầu tư đặc biệt do Chính phủ thành lập phê duyệt. Xuất phát từ nhu cầu quản lý đất đai và môi trường, việc thẩm tra các dự án đầu tư tại Singapore được thực hiện rất nghiêm ngặt dựa trên cơ sở các tiêu chí thẩm tra được công bố hết sức rõ ràng và công khai.

Thứ hai, về thủ tục cấp phép đầu tư

Theo quy định pháp luật Việt Nam, thủ tục thành lập doanh nghiệp trong KCN, KCX nói chung cũng phải đảm bảo các điều kiện giống với việc thành lập doanh nghiệp ở bên ngoài theo quy định của Luật Đầu tư. Tuy nhiên, do đặc thù của KCN, KCX chi phối mà thủ tục cấp phép có sự khác biệt nhất định, cụ thể như sau:

50

Nếu dự án đầu tư thuộc diện thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư, theo quy định tại Điều 49 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP, nhà đầu tư nước ngoài phải "nộp cho Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất 4 bộ hồ sơ dự án đầu tư, trong đó có 1 bộ hồ sơ gốc đối với dự án do Ban Quản lý cấp Giấy chứng nhận đầu tư" [16]. Đối với dự án ngoài hàng rào KCN, KCX thuộc diện thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư do UBND cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì nhà đầu tư nộp hồ sơ cho Sơ Kế hoạch và Đầu tư (cơ quan tham mưu cho UBND cấp Tỉnh) số bộ hồ sơ phải nộp là 8 bộ.

- Về thời hạn cấp phép:

Theo Điều 49 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP, về lý thuyết, thời hạn cấp phép theo thủ tục thẩm tra đối với dự án đầu tư trong KCN, KCX là 20 ngày làm việc ngắn gần một nửa so với thời gian 38 ngày đối với dự án đầu tư ngoài các khu vực này.

- Về thủ tục thuê đất, cơ sở hạ tầng trước khi xin cấp phép:

Để đầu tư tại KCN, KCX, bước đầu tiên, nhà đầu tư nước ngoài dự định thành lập doanh nghiệp trong KCN, KCX sẽ gặp Ban quản lý các KCN, KCX (HIZA) để tìm hiểu môi trường đầu tư, quĩ đất sạch, hướng dẫn thục tục pháp lý... sau đó, làm việc với doanh nghiệp phát triển cơ sở hạ tầng KCN, KCX để ký thỏa thuận nguyên tắc về việc thuê đất trong KCN, KCX. Sau khi đã ký thỏa thuận này, nhà đầu tư làm hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư gửi đến Ban Quản lý KCN, KCX trong đó có kèm theo thỏa thuận nguyên tắc trên. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư được quy định rõ trong Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp và Nghị định 108/2008/NĐ-CP gồm: đơn xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư do nhà đầu tư ký, văn bản chứng minh tư cách pháp nhân, dự án đầu tư giới thiệu về qui mô, vốn, công nghệ, mục tiêu dự án, ngành nghề sản xuất kinh doanh, bản sao hội chiếu người đại diện theo pháp luật... Khi đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư tiến hành ký hợp đồng thuê đất đã giải

51

phóng mặt bằng (đất sạch) với doanh nghiệp phát triển cơ sở hạ tầng KCN, KCX.

Như vậy, quy trình trên có sự khác biệt nhất định với doanh nghiệp thành lập ở bên ngoài. Thông thường, khi muốn thành lập doanh nghiệp bên ngoài, nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thuê văn phòng, địa điểm trước. Đối với những dự án cần thuê đất, nhà đầu tư phải liên hệ với UBND cấp tỉnh để xin thỏa thuận giới thiệu địa điểm. UBND tiến hành xem xét, nếu địa điểm phù hợp với quy hoạch và ngành nghề sản xuất kinh doanh sẽ thực hiện thủ tục giao đất cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư có thể tự giải phóng mặt bằng hoặc do cơ quan nhà nước giải phóng mặt bằng chứ không được bàn giao địa điểm đã giải phóng sẵn, phân theo từng lô, diện tích rõ ràng như trong KCN, KCX.

Theo quy định của pháp luật Trung Quốc, một dự án đầu tư nước ngoài muốn được triển khai thực hiện các đặc khu Kinh tế, KCN, KCX trước hết phải được sự phê chuẩn của chính quyền Trung Quốc. Sau đó, chủ đầu tư cần đăng ký với cơ quan quản lý công thương nghiệp để lấy giấy phép đăng ký kinh doanh. Theo pháp luật hiện hành, cấp chính quyền của đặc khu được phép phê chuẩn và cấp phép cho dự án đầu tư dưới 30 triệu Đô-la Mỹ đối với các ngành công nghiệp nhẹ và không quá 50 triệu Đô-la Mỹ cho các dự án về công nghiệp nặng. Chính quyền đặc khu cũng có thể giao thẩm quyền phê chuẩn dự án đầu tư cho các khu trong đặc khu. "Đặc biệt khu Thâm Quyến được phép xét duyệt đối với dự án không quá 10 triệu Đô-la Mỹ trong khi tại các khu khác, cơ quan tương tự chỉ được cấp phép đến 1 triệu Đô-la Mỹ" [1].

Liên quan dến vấn đề này, theo pháp luật Ma-rốc, Chính phủ nước này đã thành lập một cơ quan hành chính đặc biệt dành riêng cho việc xúc tiến đầu tư được thành lập và hoạt động với sự hỗ trợ của các nhà đầu tư. Trong các trường hợp thông thường, thời gian phê chuẩn các giấy phép hành chính cần thiết và cấp giấy phép là sau 60 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ.

52

Theo Luật Khu vực Chế xuất của Braxin, Chính phủ nước này thậm chí còn miễn giảm thủ tục hành chính cho doanh nghiệp đầu tư trong KCX, doanh nghiệp được ưu tiên giải quyết thủ tục nhanh và miễn một số loại giấy phép, giấy chứng nhận về xuất nhập khẩu, trừ các chứng từ về kiểm tra an toàn vệ sinh, an ninh quốc gia, quy định bảo vệ môi trường.

Như vậy, Việt Nam mặc dù đã thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa, tại chỗ" đối với doanh nghiệp các KCN, KCX nhưng trong tương quan so sánh với pháp luật một số nước nêu trên, chúng ta có thể nhận thấy về thủ tục hải quan, thuế, thời gian cấp phép xây dựng, giấy chứng nhận đầu tư của Việt Nam vẫn bị coi là chậm và chưa thông thoáng, các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào Việt Nam phản ánh về thủ tục còn chậm chễ và đâu đó còn tồn tại hiện tượng "hành" doanh nghiệp về những giấy tờ không cần thiết như thủ tục hợp thức hóa lãnh sự của người đại diện theo pháp luật, giấy ủy quyền, chữ ký, con dấu.... Tại cuộc gặp gỡ giữa Tổng cục Hải quan, cơ quan thuế mà đại diện là Bộ Tài chính và các doanh nghiệp dịp 6 tháng đầu năm 2011 diễn ra tại Hà Nội, các doanh nghiệp FDI tiếp tục đề nghị cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa và thực hiện triệt để việc khai hải quan điện tử. Cá biệt tại diễn đàn này, Công ty Ishigaki Rubber phản ánh doanh nghiệp đã phải làm đi làm lại thủ tục khai hải quan 5 lần đối với hồ sơ nhập khẩu hàng hóa phục vụ sản xuất kinh doanh, đến khi doanh nghiệp phải có bồi dưỡng nhân viên hải quan thì hàng hóa mới được thông quan, doanh nghiệp Embara Diamond hoạt động trong khu công nghiệp Quế Võ, Bắc Ninh phản ánh, nhân viên phụ trách xuất nhập khẩu của công ty Công ty phải chi tiền "bôi trơn" cho cán bộ hải quan thì hàng hóa mới được thông quan nhanh...

2.1.2. Quản lý hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp và khu chế xuất


Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÀ KHU CHẾ XUẤT VIỆT NAM TRONG TƯƠNG QUAN SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA (Trang 53 -53 )

×