26
Qua 15 năm hình thành và phát triển KCN, KCX ở Việt Nam, đã chứng minh chủ trương phát triển các KCN, KCX của Đảng và Nhà nước là một hướng đi đúng đắn, nhiều KCN, KCX đã và đang đóng vai trò quan trọng là đòn bẩy tạo ra một khí thế phát triển mới cho nền kinh tế cả nước. Tại các vùng hay địa phương có các KCN, KCX hoạt động mạnh thì mức độ tăng trưởng kinh tế ở đó cao hơn hẳn những nơi KCN, KCX chưa phát triển, đơn cử như tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh các doanh nghiệp KCN, KCX đóng góp phần lớn thuế cho ngân sách địa phương, giúp tạo việc làm, tăng thu nhập của người dân, chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phương sang phát triển công nghiệp...
Tính đến tháng 8 năm 2010 cả nước đã có 254 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên là 68.800 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt trên 45.000 ha, chiếm khoảng 60% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó có 171 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên là 43.375 ha và 83 khu công nghiệp đang trong giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản [24].
Các KCN, KCX có đóng góp quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đa dạng hóa ngành nghề... góp phần chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế của cả nước, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Các KCN, KCX đã tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng mới, hiện đại, đồng bộ...
Tính đến tháng 8 năm 2010, tổng vốn đầu tư thực hiện của các dự án phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp đạt 896 triệu USD (dự án có vốn đầu tư nước ngoài) và hơn 43 nghìn tỷ đồng (dự án đầu tư trong nước), chiếm tương ứng 34% và 42% so với tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án có vốn đầu tư nước ngoài và các dự án đầu tư trong nước [49].
27
Các KCN, KCX thường được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại từ hệ thống giao thông nội bộ, hệ thống chiếu sáng, cây xanh đến hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, cung cấp điện, nước sinh hoạt, công nghiệp… phục vụ cho các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN, KCX với điều kiện tốt nhất. Ngoài ra hệ thống hạ tầng ngoài hàng rào KCN, KCX cũng được đầu tư xây dựng để đấu nối hạ tầng trong và ngoài KCN, KCX đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất phục vụ gián tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp KCN, KCX như hệ thống đường giao thông cho xe container, xe trọng tải lớn, hệ thống PCCC, nhà ở cho công nhân, nhà văn hóa, khu vườn hoa, vui chơi, sinh hoạt cộng đồng…
Việc phát triển các doanh nghiệp có vốn ĐTNN trong KCN, KCX trong thời gian qua không những thúc đẩy các ngành dịch vụ phát triển, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, mà còn đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, góp phần đáng kể vào việc hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN, KCX. Điều này được thể hiện qua một số khía cạnh sau:
- Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng các KCN, KCX có tác dụng kích thích sự phát triển kinh tế địa phương, góp phần rút ngắn sự chênh lệch phát triển giữa nông thôn và thành thị, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho lao động địa phương. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy nhất ở những vùng có KCN, KCX phát triển mạnh như Biên Hòa, Nhơn Trạch (Đồng Nai), Thuận An (Bình Dương), Yên Phong (Bắc Ninh)… Cùng với quá trình phát triển KCN, các điều kiện về kỹ thuật hạ tầng trong khu vực đã được cải thiện đáng kể, nhu cầu về các dịch vụ gia tăng, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh cho các cơ sở dịch vụ trong vùng.
- Cùng với các chính sách ưu đãi về tài chính và công tác quản lý thuận lợi của Nhà nước, có thể nói việc thu hút nguồn vốn để đầu tư xây dựng hoàn thiện và đồng bộ các kết cấu hạ tầng trong KCN, KCX có vai trò
28
quyết định trong việc thu hút đầu tư. Việc tham gia sâu rộng của doanh nghiệp có vốn ĐTNN trong xây dựng kết cấu hạ tầng KCN, KCX không những tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong KCN, KCX hoạt động hiệu quả, mà còn tạo sự đa dạng hóa thành phần doanh nghiệp tham gia xúc tiến đầu tư góp phần tạo sự hấp dẫn trong việc thu hút đầu tư thêm của nhiều thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN theo hình thức BT, BTO, BOT, đầu tư xây dựng hạ tầng xong các doanh nghiệp này đứng ra kinh doanh hạ tầng, ký hợp đồng thuê đất có hạ tầng với doanh nghiệp thứ phát để sản xuất kih doanh, thu phí quản lý, phí hạ tầng…
- Việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật trong KCN, KCX không những thu hút các dự án đầu tư mới mà còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô để tăng năng lực sản xuất và cạnh tranh, hoặc di chuyển ra khỏi các khu đông dân cư, tạo điều kiện để các địa phương giải quyết các vấn đề ô nhiễm, bảo vệ môi trường đô thị, tái tạo và hình thành quỹ đất mới phục vụ các mục đích khác của cộng đồng trong khu vực như KCN Tân Tạo (Thành phố Hồ Chí Minh), Việt Hương (Bình Dương)… đây cũng là mục tiêu lớn và phải có tầm nhìn dài bởi vấn đề phát triển "nóng", tốc độ đô thị hóa quá nhanh dẫn đến các KCN, KCX được quy hoạch lại nằm trọn trong nội đô, nội thị.
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đón bắt và thu hút đầu tư các ngành như điện, giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc, cảng biển, các hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường địa ốc và các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển đáp ứng nhu cầu hoạt động và phát triển của các KCN.
Như vậy, một KCN, KCX năng động và hiệu quả ngoài việc đầu tư vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng thì đòi hỏi còn phải có chiến lược phát triển, kinh nghiệm, phương pháp kinh doanh, cũng như công nghệ đạt tiêu chuẩn
29
nhất định. Những yêu cầu này nếu chỉ có sự đóng góp của các doanh nghiệp trong nước thì vẫn chưa đủ. Chính vì vậy, việc thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN vào đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các KCN, KCX là rất cần thiết.