Cung ứng nguồn nhân lực có chất lượng

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp và khu chế xuất Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật một số quốc gia (Trang 142)

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), chất lượng nguồn nhân lực của chỉ đạt 3,79 điểm (thang điểm 10), xếp thứ 11 trong 12 nước ở châu Á được tham gia xếp hạng. Hiện nay, Việt Nam có một số Công ty hoạt động trong lĩnh vực cung ứng nguồn nhân lực hay còn gọi là công ty săn đầu người. Tuy nhiên, việc cung ứng nguồn nhân lực có chất lượng cho KCN, KCX còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu và đòi hỏi thực tiễn. Nguồn nhân lực ở đây không chỉ là các lao động phổ thông, công nhân kỹ thuật hay các bậc thợ mà còn các chuyên gia, các lao động trí thức nắm giữ các vị trí then chốt trong nhà máy, doanh nghiệp.

Các nhà cung ứng lao động cũng như các doanh nghiệp thường quan tâm đến việc huấn luyện tay nghề cho công nhân để phục vụ cho sản xuất sao cho tiết kiệm nhất, đạt lợi nhuận cao nhất. Đa số các cơ sở dạy nghề, các công ty cung ứng nguồn lao động chưa chú trọng nhiều đến đào tạo kỹ năng mềm trong vấn đề xây dựng văn hóa trong tổ chức, văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, về pháp luật cơ bản, nhất là

136

pháp luật lao động... điều này tạo nên sự hiểu biết, tính đoàn kết góp phần tăng năng suất lao động, giảm đình công bãi công từ đó góp phần tạo hiệu quả trong sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Nước ta có lợi thế cạnh tranh về nguồn nhân lực rồi rào, giá rẻ, tuy nhiên thực tiễn lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao chúng ta còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp FDI. Cuộc tuyển chọn của Công ty Intel với 4.000 ứng viên tốt nghiệp đại học, mang lại kết quả chỉ 2% trong số đó đạt yêu cầu để làm việc tại Công ty, đã nói lên sự bất cập trong chất lượng đào tạo nguồn nhân lực bậc cao, ít ra theo quan điểm của người sử dụng lao động. Chúng ta phải tăng cường sự tham gia và hợp tác của doanh nghiệp trong quá trình đào tạo, các hoạt động như hợp tác nghiên cứu, xây dựng chương trình, giáo trình, hỗ trợ thực tập, mời giảng dạy, tổ chức sinh hoạt chuyên đề... là những hoạt động rèn luyện, trang bị kiến thức thực tiễn cho người lao động không thể thiếu.

Một doanh nghiệp KCN, KCX thường có quy mô đầu tư lớn hơn nhiều lần các doanh nghiệp ngoài KCN, KCX, để đi vào hoạt động được cần một bộ máy khá lớn từ Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, các phòng, ban thuộc khối văn phòng (phòng nguyên vật liệu, phòng sản xuất, phòng kỹ thuật, phòng sale, phòng marketting, văn phòng, ban thư ký...), đội ngũ lao động phổ thông đứng dây chuyền... vì vậy, nhu cầu nguồn nhân lực cho KCN, KCX là rất lớn. Đơn cử như KCN Bắc Thăng Long, hiện nay có 137 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh với tổng số lao động được thống kê là 275.000 lao động trong đó người nước ngoài 470 người, còn lại là lao động trong nước. Một doanh nghiệp như Công ty Canon cần đến 17.500 lao động hoạt động thường xuyên, mà hiện nay doanh nghiệp hoạt động trong KCN, KCX thường tự thông báo tuyển dụng qua việc dán thông báo tại bảng thông báo chung của toàn KCN, KCX hoặc qua báo đài, tự tổ chức tuyển dụng mà không có kênh tuyển dụng thường chuyên, chuyên biệt thì rất khó cho doanh nghiệp đặc biệt sau mỗi đợt nghỉ tết cổ truyền, tỷ lệ công nhân, người lao động bỏ việc tăng cao, đầu xuân, năm mới tuyển dụng lại khó khăn

137

làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và môi trường đầu tư của Việt Nam.

Hiện nay, một số Ban quản lý các KCN, KCX có thành lập Trung tâm giới thiệu việc làm nhưng hoạt động chưa hiệu quả, không có tính chuyên nghiệp, hoạt động nhỏ lẻ, manh mún chỉ đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng con số vài chục hoặc vài trăm lao động phổ thông cho một vài doanh nghiệp. Đồng thời, Trung tâm chỉ mang tính giới thiệu chưa tổ chức đào tạo, tuyển dụng theo đơn đặt hàng..., chính vì vậy, các Trung tâm này cần tiến tới hoạt động chuyên nghiệp, cung ứng lao động có trí thức, qua đào tạo có kỹ năng, tay nghề (có các bộ phận đào tạo, tìm kiếm nhân sự, tuyển dụng...) phục vụ các đơn đặt hàng của các doanh nghiệp FDI có chất lượng, đạt yêu cầu, thay vì các doanh nghiệp phải tự tìm vào các trường đại học, cao đẳng thuộc hệ giáo dục, các trường nghề để tìm kiếm, tuyển dụng, các Trung tâm giới thiệu việc làm chủ động liên kết đào tạo các Trường này để tuyển lao động, đào tạo, đào tạo lại như tác phong công nghiệp, nội quy lao động, phổ biến các chính sách lao động...

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp và khu chế xuất Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật một số quốc gia (Trang 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)