SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC HOÀN THIỆN ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG CÁC KHU CÔNG

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp và khu chế xuất Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật một số quốc gia (Trang 128 - 131)

DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT

- Sự cần thiết của việc hoàn thiện địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các KCN, KCX

Trước bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu, để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước và đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc điều chỉnh địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho phù hợp với từng giai đoạn là rất cần thiết. Thông qua việc nghiên

122

cứu thực trạng thực thi pháp luật về địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong KCN, KCX, ta có thể rút ra một số nhận xét:

+ Hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói chung, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong KCN, KCX nói riêng đã đóng góp đáng kể cho nền kinh tế Việt Nam thể hiện trên các khía cạnh như thu hút vốn ĐTNN tăng nhanh kèm theo đó là khoa học công nghệ mới, hiện đại của thế giới, trình độ quản lý cao, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho người lao động, đóng góp một phần không nhỏ vào GDP của nước sở tại… Hoạt động đầu tư của những doanh nghiệp này thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đẩy nhanh việc chuyển giao công nghệ, tăng GDP cho đất nước.

+ Các quy định về địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong KCN, KCX đã được cải thiện đáng kể. Pháp luật đã tạo cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong KCN, KCX địa vị pháp lý bình đẳng so với doanh nghiệp trong nước. Đây là động lực thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp này tại Việt Nam, đồng thời cũng phù hợp với những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO.

+ Việc hoàn thiện địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn ĐTNN góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam nói chung, tạo ra sự minh bạch, rõ ràng trong hệ thống pháp luật Việt Nam, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn. Chúng ta đang tham gia sân chơi không chỉ ở tầm khu vực mà trên toàn thế giới, đòi hỏi hệ thống pháp luật của chúng ta phải được xây dựng phù hợp với các quy định, thông lệ của quốc tế. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngà càng sâu rộng và mạnh mẽ, việc hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lý của doanh nghiệp FDI trong các KCN, KCX nói riêng và hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung là một đòi hỏi bức thiết.

+ Tuy nhiên, việc thực thi pháp luật về địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong KCN, KCX còn tồn tại một số hạn chế

123

nhất định như các quy định về sử dụng đất trong KCN, KCX; về sử dụng lao động nước ngoài…làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp này.

Chính vì tầm quan trọng của loại hình doanh nghiệp này, việc hoàn thiện địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là việc làm hết sức cần thiết. Cải thiện địa vị pháp lý cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng chính là việc dọn đường cho các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam.

- Yêu cầu đặt ra đối với pháp luật về địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các KCN, KCX

Để xây dựng được hành lang pháp lý tốt, pháp luật điều chỉnh các vấn đề liên quan cần đạt được các tiêu chí sau đây:

+ Rõ ràng, minh bạch.

+ Khắc phục được những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thực thi pháp luật và trong quy định pháp luật có liên quan.

+ Xây dựng pháp luật về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải đảm bảo hài hòa lợi ích với các doanh nghiệp trong nước, phát huy thế mạnh của Việt Nam về sự ổn định chính trị, lao động trẻ.

+ Đảm bảo phù hợp với đặc điểm riêng do tính chất khu vực tạo nên của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN trong các KCN, KCX. Điều này thể hiện trong việc, ngoài bị chi phối bởi các quy định chung như những doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp này còn chịu sự chi phối của quy chế, điều lệ riêng biệt của từng KCN, KCX. Về vị trí địa lý, những doanh nghiệp này hoạt động trong một khu vực riêng, có hàng rào ngăn cách với bên ngoài, quan hệ trao đổi giữa KCX với trong nước là quan hệ xuất nhập khẩu, chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan hải quan. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp này phải chịu sự quản lý của Ban quản lý KCN, KCX. Như vậy, pháp luật đối với những doanh nghiệp trong KCN, KCX cũng phải thể hiện được những đặc thù riêng nói trên mà không

124

làm mất đi những ưu thế khi hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu vực này.

Khi thực hiện được những yêu cầu nêu trên, cánh cửa cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào KCN, KCX mới thực sự được rộng mở và tăng sức hấp dẫn.

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp và khu chế xuất Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật một số quốc gia (Trang 128 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)