Các quy định điều chỉnh địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp và khu chế xuất

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp và khu chế xuất Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật một số quốc gia (Trang 26 - 29)

- Hệ thống pháp luật kinh tế nói chung (Luật doanh nghiệp, Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật kinh doanh bất động sản, Luật Thuế xuất nhập khẩu…), pháp luật đầu tư nói riêng và các Điều ước quốc tế là những quy định trực tiếp điều chỉnh địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn ĐTNN trong KCN, KCX.

Có thể thấy rõ rằng pháp luật kinh tế nói chung và pháp luật đầu tư nói riêng là những quy định pháp luật trực tiếp chi phối và ảnh hưởng đến địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn ĐTNN trong KCN, KCX. Nói đến doanh nghiệp có vốn ĐTNN là nói đến một loại hình doanh nghiệp cụ thể. Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành điều chỉnh tất cả các loại hình doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam không phân biệt nguồn vốn và lĩnh vực hoạt động như loại hình công ty cổ phần, công ty TNHH (một thành viên hoặc hai thành viên trở lên), công ty hợp danh. Luật doanh nghiệp đưa ra các quy định chung nhất về thủ tục đăng ký thành lập, về tổ chức nội bộ của doanh nghiệp, quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, về trình tự thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp, giải thể, phá sản doanh nghiệp… Tất nhiên, trong một số lĩnh vực hoạt động chuyên biệt nếu pháp luật chuyên ngành có những điều chỉnh đặc thù và khác biệt so với các quy định của Luật doanh nghiệp về các nội dung như hồ sơ, trình tự, thủ tục và điều kiện thành lập, đăng ký kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý, thẩm quyền của các cơ quan quản lý nội bộ doanh nghiệp, quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp, quyền tự chủ kinh doanh, cơ cấu lại và giải thể thì các quy định đó sẽ được ưu tiên áp dụng.

Bên cạnh việc bị điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật về doanh nghiệp, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị chi phối bởi các quy định của pháp luật đầu tư. Bởi vì, một trong các đặc thù của doanh nghiệp có vốn ĐTNN là

20

gắn với việc triển khai các dự án đầu tư cụ thể ở nước sở tại. Luật Đầu tư, Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành chứa đựng những quy định quản lý từ việc chuẩn bị đầu tư, tạo lập dự án, cấp phép, đi vào hoạt động và chấm dứt của các dự án đầu tư. Do vậy, Luật Đầu tư có những sự chi phối quan trọng đến địa vị pháp lý của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Các quy định của pháp luật đầu tư sẽ chỉ rõ liệu dự án đầu tư có thể được thành lập ở Việt Nam hay không? Ngành nghề, lĩnh vực nào cấm hoạt động, ngành nghề nào thuộc lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, lĩnh vực nào là lĩnh vực khuyến khích đầu tư, quy định địa bàn khuyến khích đầu tư, nếu được thành lập thì phải tuân theo các điều kiện, thu tục pháp lý gì? … Ngoài ra, trong quá trình hoạt động của một dự án, pháp luật đầu tư còn đưa ra một loạt các quy định về quyền và nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài như quyền tự do kinh doanh, quyền chuyển tiền, ngoại tệ lợi nhuận về nước, quyền được bảo hộ đầu tư… song song với quyền là nghĩa vụ nộp thuế vào kho bạc nhà nước, trả lương cho người lao động, đóng bảo hiểm xã hội, thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động…. Đây cũng chính là các quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp có vốn ĐTNN, yếu tố quan trọng để hình thành lên địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn ĐTNN.

Bên cạnh pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp có vốn ĐTNN nói chung và doanh nghiệp có vốn ĐTNN trong các KCN, KCX nói riêng phải chịu sự điều chỉnh của rất nhiều các quy định khác có liên quan như các quy định của pháp luật thương mại, các quy định của pháp luật lao động, các quy định của pháp luật thuế và tài chính, xuất nhập khẩu, môi trường, pháp luật xây dựng, đất đai, phòng cháy chữa cháy… Các quy định này tạo một hành lang pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động, quy định những gì doanh nghiệp được làm, những gì doanh nghiệp không được làm, những gì doanh nghiệp buộc phải làm và làm như thế nào… Đây cũng

21

chính là các yếu tố chi phối về các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, các quy định này minh bạch, cụ thể sẽ góp phần làm sáng tỏ, rõ ràng địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tạo niềm tin, chỗ dựa vững chắc cho các nhà ĐTNN và thúc đẩy mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng cường thu hút vốn FDI. Mặt khác doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong KCN, KCX là địa bàn được thành lập theo quy hoạch, có định hướng phát triển ngành, lĩnh vực… nên các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp hoạt động trong KCN, KCX cũng được điều chỉnh bằng các văn bản đặc thù quy định riêng như Nghị định 36/NĐ-CP, Nghị định 29/NĐ-CP quy định về Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao.

- Các quy định nội bộ trong từng KCN, KCX

Hiện nay, mỗi KCN, KCX có một quy chế quản lý riêng do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt trên cơ sở Công ty kinh doanh và phát triển hạ tầng xây dựng dự thảo, Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất thẩm định và trình. Trong bản Quy chế đề cập đến các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp có vốn ĐTNN được thành lập và hoạt động trong các khu vực này. Thông thường thì các quy chế này là sự thể hiện và cụ thể hóa các quy định của pháp luật, phù hợp với Điều lệ mẫu KCN, KCX do Chính phủ ban hành và đồng thời cũng chứa đựng những quy định riêng và đặc thù của từng KCN, KCX như thủ tục đầu tư và tạo lập dự án, thành lập doanh nghiệp, thủ tục thuê đất và cơ sở hạ tầng, chế độ ưu đãi đối với từng loại dự án, chế độ thu, nộp các loại phí dịch vụ, quy định về chế độ đi lại, vận chuyển hàng hóa trong KCN, KCX, chế độ tuyển dụng và ưu đãi, hỗ trợ của địa phương trong việc tuyển dụng lao động, vấn đề vệ sinh môi trường, vệ sinh công nghiệp, mối quan hệ giữa Công ty kinh doanh phát triển hạ tầng và doanh nghiệp KCN, KCX… Đây được coi là một trong những căn cứ quan trọng trong việc xác định các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong KCN, KCX. Các qui định trong quy chế này cụ thể hóa văn bản quy

22

phạm pháp luật của nhà nước có gắn với đặc thù KCN, KCX của từng địa phương nhưng không được trái luật và văn bản dưới luật, ví dụ: KCN Bắc Thăng Long, Hà Nội là một điểm sáng trong việc thu hút đầu tư toàn miền Bắc, trong quy chế của Khu quy định doanh nghiệp hoạt động trong KCN Bắc Thăng Long phải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường ISO 9001-14.000 mà không phải doanh nghiệp KCN nào cũng đạt được.

1.2. VAI TRÕ CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÀ KHU CHẾ XUẤT

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp và khu chế xuất Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật một số quốc gia (Trang 26 - 29)