Đầu tư xây dựng trong khu công nghiệp, khu chế xuất

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp và khu chế xuất Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật một số quốc gia (Trang 81 - 84)

* Hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng

Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật của KCN, KCX là yếu tố then chốt, quyết định sự thành công của mỗi dự án phát triển KCN. Do đó, doanh nghiệp thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong KCN có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển các KCN.

Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN bao gồm hoạt động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào KCN với những công việc cụ thể như: bồi thường, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, xây dựng công trình cấp điện, nước, các công trình giao thông, thông tin liên lạc, công trình thoát nước, xử lý nước thải, chất thải công nghiệp, hệ thống giao thông nội bộ, cây xanh, chiếu sáng…. Để thực hiện các công việc nói trên đòi hỏi doanh nghiệp đầu tư xây dựng phải tiền lực tài chính lớn mạnh, có kinh nghiệm xây dựng hạ tầng nhưng thời gian thu hồi vốn lâu, nhiều rủi ro nên rất cần sự hỗ trợ từ phía nhà nước. Vì vậy, ngay từ khi ban hành Nghị định 36/CP về Quy chế KCN, KCX cho đến thời điểm hiện nay, Chính phủ vẫn luôn giữ vững quan điểm

75

khuyến khích và tạo thuận lợi cho các công ty xây dựng kết cấu hạ tầng KCN thông qua hỗ trợ nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương.

Pháp luật Việt Nam hiện nay không có sự giới hạn thành phần kinh tế được phép đầu tư kết cấu hạ tầng trong KCN, KCX. Do đó, nhà đầu tư nước ngoài có khả năng được tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng trong KCN, KCX với tư cách liên doanh hoặc độc lập. Nhìn chung, pháp luật không có sự phân biệt đối xử đối với các thành phần kinh tế trong lĩnh vực này.

Chính vì vậy, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài triển khai dự án nêu trên sẽ có đầy đủ các quyền của một doanh nghiệp thông thường theo Luật doanh nghiệp, cũng như các quyền của nhà đầu tư theo Luật Đầu tư và Chương III "Quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư" tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP. Ngoài ra, đối với lĩnh vực này, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn có thêm các quyền đặc thù như sau:

- Được xây dựng nhà xưởng, văn phòng, kho bãi trong KCN, KCX, khu công nghệ cao và khu kinh tế để bán hoặc cho thuê;

- Được định giá cho thuê đất, giá cho thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật; định mức phí sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, các công trình dịch vụ khác trong KCN, KCX, khu công nghệ cao và khu kinh tế; định giá cho thuê, giá bán nhà xưởng, văn phòng, kho bãi và định mức phí dịch vụ;

- Được thu phí sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ và tiện ích công cộng trong KCN, KCX, khu công nghệ cao và khu kinh tế theo quy định của Bộ Tài chính;

- Được chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê đất và cho thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong KCN, KCX, khu công nghệ cao và khu kinh tế cho nhà đầu tư khác theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về kinh doanh bất động sản...

76

Tuy nhiên, gắn liền với quyền lợi được hưởng là nghĩa vụ mà doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện khi tiến hành đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng KCN. Cụ thể:

- Xây dựng các công trình, kết cấu theo đúng kế hoạch, chi tiết, thiết kế và tiến độ đã được các cơ quan nhà nước có thêm quyền phê duyệt.

- Có trách nhiệm duy tu, bảo dưỡng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong KCN, đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh KCN trong thời hạn kinh doanh cơ sở hạ tầng.

- Có nghĩa vụ cung cấp tài liệu liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài liệu phục vụ xây dựng cho các doanh nghiệp thứ cấp trong KCN...

Tuy nhiên, so sánh pháp luật Trung Quốc, vấn đề du tu bảo dưỡng hạ tầng kỹ thuật các KCN, KCX của Trung Quốc rất tốt, Ban quản lý hay Công ty kinh doanh hạ tầng của Trung Quốc được trích lại 3% tổng kin phí từ việc thu phí hạ tầng để thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng các công trình trong KCN, KCX trong khi cơ chế này Việt Nam chưa có, chính vì vậy hạ tầng kỹ thuật các KCN, KCX của Việt Nam sau khi được đầu tư nhanh chóng xuống cấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, trong khi hàng tháng, hàng năm họ vẫn phải đóng tiền thuê đất, phí hạ tầng... Về vấn đề này tác giả luận văn đề xuất Chính phủ nên nghiên cứu và xây dựng cơ chế chính sách cho việc trích lại phí hạ tầng để phục vụ công tác duy tu bảo dưỡng.

* Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào đầu tư tại KCN, KCX.

- Các doanh nghiệp KCN, KCX sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư tiến hành lập hồ sơ xây dựng để trình Ban quản lý các KCN, KCX thẩm định thiết kế kỹ thuật, phê duyệt tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500. Sau đó doanh nghiệp tiến hành xây dựng nhà máy. Doanh nghiệp trong KCN, KCX có đặc điểm khác với doanh nghiệp ngoài KCN, KCX là không phải xin giấy phép xây dựng và thủ tục xây dựng cũng đơn giản và nhanh hơn rất nhiều.

77

- Trong hoạt động xây dựng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư dự án tại KCN, KCX phải tuân thủ thiết kế cơ sở đã được phê duyệt và quy hoạch chung tổng thể của toàn bộ KCN, KCX, công năng của khu đất, đồng thời đảm bảo đấu nối với hệ thống kết cấu hạ tầng chung của KCN, KCX.

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp và khu chế xuất Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật một số quốc gia (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)